Bài học làm giàu từ mô hình kinh doanh nội thất
Theo số liệu thống kê cho thấy, những năm trở lại đây các sản phẩm nội thất đang có nhu cầu sử dụng và thị trường tiêu thụ rộng lớn cả trong và ngoài nước. Các sản phẩm nội thất đa dạng, phong phú về chủng loại, mẫu mã, chất liệu để phục vụ tất cả các nhu cầu của người dân.
Nhận thấy thị trường nội thất đang có cơ hội phát triển bùng nổ hiện nay, bạn muốn đầu tư kinh doanh vào lĩnh vực này?. Bạn không biết kinh doanh mặt hàng này cần chuẩn bị những gì? Lưu ý ra sao, kinh nghiệm như thế nào? Đừng lo lắng vội, bài viết dưới đây chúng tôi sẽ chia sẻ đến bạn những bài học làm giàu từ mô hình kinh doanh nội thất được đúc kết thông qua quá trình tìm hiểu và nghiên cứu thông tin kỹ lưỡng. Cùng Salekit tham khảo nhé.
Kinh doanh nội thất cần bao nhiêu vốn?
Mở cửa hàng bán nội thất cần bao nhiêu vốn? Đây là câu hỏi được rất nhiều người mới bắt đầu kinh doanh băn khoăn và cần có câu trả lời. Để xác định vốn kinh doanh để kinh doanh nội thất cần dựa vào rất nhiều yếu tố, bạn cần xác định được chi phí cho các khoản sau:
- Chi phí thuê mặt bằng: bạn có mặt bằng sẵn thì càng tốt còn nếu phải đi thuê thì tùy thuộc vào mô hình kinh doanh mà bạn nên lựa chọn cho mình mặt bằng phù hợp. Tiền mặt bằng sẽ dao động từ 7 – 30 triệu/tháng.
- Chi phí mua sắm nguyên vật liệu: chi phí này sẽ bao gồm các sản phẩm nội thất, các thiết bị phụ trợ... và sẽ dao động từ 150 – 300 triệu.
- Chi phí thuê nhân viên: với những cửa hàng vừa và nhỏ, bạn chỉ cần thuê từ 1 – 3 nhân viên là đủ. Tiền lương cho nhân viên sẽ dao động từ 10 – 30 triệu.
- Chi phí trang trí của hàng nội thất: từ 15 – 30 triệu.
- Các chi phí phát sinh khác…
Từ các số liệu thống kê trên, chúng ta có thể nhận thấy để kinh doanh cửa hàng nội thất, bạn sẽ phải bỏ ra từ 200 – 300 triệu. Số vốn đầu tư sẽ có sự chênh lệch tùy thuộc vào các mặt hàng và quy mô bạn lựa chọn kinh doanh.
Nên kinh doanh nội thất trong nước hay nhập khẩu?
Để giải đáp được thắc mắc trên thì bạn cần phải trả lời được các câu hỏi sau: Đối tượng kinh doanh của của hàng là ai? Quy mô cửa hàng như thế nào? Định hướng về thương hiệu, hình ảnh của cửa hàng là gì? Trả lời được những câu hỏi này thì bạn sẽ biết được mình nên kinh doanh nội thất trong nước hay nhập khẩu.
Nếu lựa chọn kinh doanh các mặt hàng nội thất nhập khẩu, bạn sẽ phải chuẩn bị một số vốn tương đối lớn. Bạn có thể cân nhắc mở cửa hàng dưới hình thức đại lý phân phối cho các hãng nội thất lớn như: Ashley, Aaron, Dunelm Group, Forma Ideale, Harvey Norman, Sofa Workshop, Dietiker... Các hãng này đều đã có thương hiệu chỗ đứng vững chắc trên thị trường và việc của bạn lúc này là quảng bá để tiếp cận được các đối tượng mục tiêu của mình.
Kinh doanh các dòng nội thất trong nước thì giá thành sẽ rẻ hơn, phù hợp với phần lớn sở thích của người Việt. Các sản phẩm trong nước tương đối đa dạng, chất lượng mẫu mã cũng không kém các sản phẩm nhập khẩu là bao nhiêu. Bạn có thể tự sản xuất hoặc lấy hàng từ các thương hiệu nội thất Việt nổi tiếng về kinh doanh như: ChiLai, Phố Xinh, Nhà Xinh, Mia Home, Hoàng Anh Gia Lai...
Kinh doanh nội thất cần đi đầu xu hướng, đa dạng về thiết kế và mẫu mã
Yếu tố giúp bạn buôn bán thành công, tạo được tiếng vang trong làng nội thất chính là kinh doanh đa dạng các sản phẩm, có các thiết kế độc đáo, lạ mắt và luôn là người dẫn đầu về xu hướng. Để làm được điều này, bạn cần làm được những yêu cầu sau:
- Luôn cập nhật những mẫu mã mới, thị hiếu của thị trường để đáp ứng được mọi yêu cầu về hình dáng, thẩm mỹ của khách hàng.
- Tạo cho khách hàng suy nghĩ rằng các sản phẩm họ đang sở hữu là độc nhất, kiểu dáng sang trọng, chất liệu hàng đầu, mẫu mã đẹp và hiện nay trên thị trường không cửa hàng nào có.
- Định vị được mình là người đầu ngành kinh doanh nội thất, định hướng các sản phẩm kinh doanh.
- Có thể tự thiết kế và sản xuất để tạo dựng thương hiệu riêng và đưa ra những câu chuyện về sản phẩm để tạo sự thu hút và sức thuyết phục với khách hàng.
Có kiến thức về nội thất, am hiểu về chất liệu các sản phẩm
Để có thể kinh doanh hiệu quả, bạn cần phải là người có kiến thức về nội thất cũng như am hiểu về loại sản phẩm mình kinh doanh. Nếu chỉ kinh doanh đại trà, không có sự hiểu biết, bạn sẽ gặp phải rất nhiều rủi ro như nhập phải hàng kém chất lượng, hàng giả, hàng loại hai loại ba hoặc hàng mới nhập về chưa kịp bán đã hỏng mà giá nhập lại cao,…
Am hiểu và có kiến thức về các sản phẩm sẽ giúp bạn tìm được nguồn cung chất lượng, giá tốt và có thể tư vấn, hướng dẫn cách sử dụng, bảo quản các sản phẩm phù hợp nhất cho khách hàng. Khi đem lại cho khách hàng sự tin tưởng, cũng như tư vấn nhiệt tình, bạn đã tạo được ấn tượng sâu sắc và họ sẽ hoàn toàn bị bạn thuyết phục. Không những thế, mỗi khi gia đình, bạn bè có nhu cầu họ sẽ quay lại và giới thiệu của hàng nội thất của bạn nhé.
Không nên ôm đồm cả thiết kế và thi công
Bài học kinh nghiệm cho những ai bắt đầu muốn đi lên làm giàu từ mô hình kinh doanh nội thất là không nên ôm đồm tất cả nhé. Thiết kế và thi công là hai công việc không hề đơn giản và đòi hỏi người kinh doanh cần phải có kiến thức sâu rộng, nguồn tài chính đủ lớn thì mới có thể làm được.
Nếu tiềm lực kinh tế của bạn giới hạn, bạn chỉ nên tập chung vào kinh doanh và có thể liên kết với các đơn vị thiết kế, thi công để giảm bớt gánh nặng về vốn đầu tư và đem đến cho khách hàng dịch vụ hoàn thiện nhất.
Đa dạng các kênh bán hàng
Bán hàng tại cửa hàng cũng hiệu quả đấy, nhưng trong thời buổi công nghệ phát triển bùng nổ như hiện nay nó lại trở nên quá lỗi thời, chỉ hiệu quả với những khach hàng quen. Để tiếp cận với nhiều đối tượng khách hàng tiềm năng hơn, bạn cần đa dạng hóa các kênh bán hàng. Dưới đây là một số kênh bán hàng hiệu quả hiện nay bạn có thể tham khảo như:
Website: tạo một website riêng để quảng bá, giới thiệu, bán hàng hiện nay đang được rất nhiều khách hàng quan tâm và mua sắm sản phẩm qua đó. Để kênh website hoạt động hiệu quả điều bạn cần làm là thiết kế một giao diện thân thiện cho cả người dùng và công cụ tìm kiếm. Sau đó, bạn tối ưu các từ khóa, đăng thông tin, hình ảnh, giá cả các sản phẩm để giúp khách hàng dễ dàng tìm thấy bạn trên kênh search như: Google, Bing, Cốc Cốc…
Mạng xã hội: các kênh mạng xã hội đang được mọi người quan tâm và hoạt động hiệu quả như: Facebook, Zalo, Instagram… bạn nên tận dụng. Với các kênh này, bạn nên lập những Fanpage, hội nhóm bán hàng hoặc chạy quảng cáo để tương tác với người dùng, tăng nhận diện thương hiệu của bạn trong cộng đồng.
Kênh thương mại điện tử: với kênh bán hàng này, bạn có thể tận dụng bán các sản phẩm ngách như: thảm, ga trải giường, gối, đồ gia dụng…
Sử dụng công nghệ bán hàng qua nền tảng thông minh, giúp bạn tiết kiệm nhân lực, thời gian tiền bạc cũng như quản lý kho hàng vô cùng hiệu quả. Kênh bán hàng này thường được các doanh nghiệp, showroom nội thất lớn sử dụng để quản lý hàng hóa một cách quy mô.
Hy vọng với những thông tin, kiến thức chia sẻ từ bài viết trên đây sẽ giúp bạn rút ra được bài học kinh nghiệm về kinh doanh nội thất cho mình. Phần mềm quản lý bán hàng Salekit chúc bạn kinh doanh thành công!