Vì sao bạn khởi nghiệp kinh doanh homestay thất bại?

Vì sao bạn khởi nghiệp kinh doanh homestay thất bại?

Kinh doanh homestay là một trong những hình thức kinh doanh đang phát triển mạnh mẽ trong thời gian gần đây. Tuy nhiên, không phải ai cũng thành công khi tham gia vào lĩnh vực này. Nhiều chủ homestay đã phải đối mặt với những thất bại và khó khăn trong quá trình kinh doanh. Vậy, vì sao kinh doanh homestay thất bại? Hãy cùng Salekit tìm hiểu vấn đề này trong bài viết dưới đây.

vi sao kinh doanh homestay thất bại

Những khó khăn khi kinh doanh homestay

1. Cạnh tranh ngày càng gay gắt

Mặc dù nhu cầu lưu trú tại homestay là rất lớn, nhưng do có ngày càng nhiều homestay mọc lên, nên cạnh tranh vì thế cũng rất gay gắt. Do đó, chủ homestay cần phải chú trọng đầu tư, nâng cao chất lượng của cơ sở mình, đồng thời đưa ra mức giá hợp lý mới mong kinh doanh lâu dài được.

Rủi ro khi kinh doanh homestay

2. Khó giữ chân khách hàng cũ

Đối tượng khách hàng chủ yếu của homestay là giới trẻ, những người ưa khám phá và trải nghiệm những thứ mới mẻ. Do đó, rất ít khả năng họ sẽ quay trở lại với một homestay nào đó. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là bạn được phép làm ăn theo kiểu “chụp giật”. Bạn vẫn phải đảm bảo cung cấp cho khách hàng một trải nghiệm độc đáo. Nếu làm được điều đó, họ sẽ giới thiệu người thân và bạn bè của họ đến với homestay của bạn.

3. Thất thoát doanh thu khi quản lý từ xa

Đối với nhiều người (ví dụ dân văn phòng), kinh doanh homestay là một công việc làm thêm ngoài giờ. Thậm chí, có nhiều người còn kinh doanh homestay ở địa phương khác nơi họ sinh sống và làm việc. Do đó, họ bắt buộc phải thuê người khác quản lý (thường là dân địa phương). Đây là điều cần thiết.

Tuy nhiên, nếu bạn không biết cách kiểm soát thì sẽ rất dễ xảy ra tình trạng thất thoát doanh thu. Chẳng hạn, quản lý và nhân viên có thể thông đồng để gian lận tiền phòng. Đây là nỗi lo lắng lớn nhất của những người kinh doanh homestay từ xa.

Tuy nhiên, vấn đề này hoàn toàn có thể giải quyết một cách dễ dàng nếu bạn quản lý khách sạn bằng khóa từ. Khách chỉ có thể vào phòng nếu có khóa (key) do phần mềm tạo ra. Để tạo key cho khách hàng, lễ tân bắt buộc phải nhập thông tin lên phần mềm, nên rất khó để gian lận. Đây không chỉ là một giải pháp tránh thất thoát doanh thu hiệu quả mà còn mang lại hình ảnh chuyên nghiệp cho homestay trong mắt khách hàng, đặc biệt là những du khách nước ngoài.

rủi ro khi kinh doanh homestay
4. Rắc rối với chủ nhà

Đối với những người không sở hữu căn nhà mà đi thuê từ người khác để kinh doanh homestay, đôi khi họ sẽ gặp phải vấn đề với chủ nhà, chẳng hạn bị chủ nhà đòi lại mặt bằng. Anh Trường, một người có kinh nghiệm 2 năm kinh doanh homestay cho biết: “Tôi từng thuê một căn làm homestay nhưng sau đó chủ nhà thấy mình làm ăn tốt đã phá hợp đồng, đòi lại nhà. Mặc dù ở thời điểm đó, tôi mới hòa vốn đầu tư thiết kế, sửa sang…” Do đó, bạn cần rất chặt chẽ khi thỏa thuận hợp đồng với chủ nhà.

Rủi ro trong kinh doanh homestay 

1. Bị đối thủ đánh giá xấu

Đây là một trong những rủi ro khi kinh doanh homestay mà không ít doanh nghiệp gặp phải. Nhiều đối thủ đã cố tình lập những tài khoản giả mạo để đánh giá xấu về homestay của bạn như chất lượng dịch vụ kém, giá phòng cao, nội thất xấu,… để kéo khách đặt dịch vụ bên họ. Điều này ảnh hưởng rất nhiều đến uy tín của homestay bởi khách hàng thường có xu hướng xem review trước khi đặt phòng du lịch. 

Trong trường hợp này, bạn nên có kế hoạch đối phó với các đối thủ bằng viết bài đính chính hoặc quay video để khách hàng có thể yên tâm hơn mới dịch vụ mà bạn cung cấp.

2. Khách hàng hủy phòng

Bên cạnh hình thức đặt phòng trực tiếp tại homestay, khách hàng còn có thể đặt phòng trực tuyến qua website hoặc ứng dụng trực tuyến. Đây được xem là một trong những khó khăn khi kinh doanh homestay mà người kinh doanh có thường xuyên phải đối mặt. 

Có không ít khách hàng đặt phòng đến gần ngày thì báo hủy, điều này ảnh hưởng rất nhiều đến thời gian và công sức của bạn. Đôi khi mất đi cơ hội đón tiếp những vị khách hàng thực sự muốn thuê khác. 

Để giảm thiểu rủi ro khi kinh doanh homestay, bạn nên thỏa thuận với khách hàng khi đặt phòng qua mạng phải thanh toán trước 50-80% giá phòng. Việc này sẽ giúp khách hàng của bạn ý thức và có trách nghiệm hơn khi đặt phòng trực tuyến. 

kinh doanh homestay thất bại

3. Khách hàng làm hỏng đồ đạc

Nếu hỏi một trong những rủi ro lớn nhất khi kinh doanh homestay là gì? thì chắc chắn là việc bạn phải đón tiếp rất nhiều thể loại khách hàng khác nhau. Bên cạnh những người có ý thức tốt thì không ít người thiếu ý thức trong việc giữ gìn tài sản cho chủ kinh doanh. Thực tế cho thấy có không ít khách hàng làm hỏng đồ đạc mà không chấp nhận bồi thường, họ cho rằng nó nằm trong phí dịch vụ mà họ đã thanh toán. 

Việc này gây tổn thất rất nhiều về tài sản nếu như bạn không có cách xử lý thông minh. Để giảm thiểu tình trạng này, bạn cần có giấy lưu ý và hình thức phạt tiền đối với mỗi vật dụng khách hàng làm mất hoặc hỏng. 

4. Khách thuê phòng có những hành động vi phạm pháp luật

 Có thể nói đây là những khó khăn khi kinh doanh homestay lớn nhất đối với mỗi chủ đầu tư. Để phát triển một thành công một dự án kinh doanh homestay đã là điều khó khăn, việc giải quyết những vấn đề phát sinh lại càng khó khăn hơn rất nhiều. Nhưng cũng không phải là không có cách giải quyết. Để đối phó với những kẻ “tội phạm” này bạn cần:

- Theo dõi sát sao danh sách đến từ nhiều chủ homestay khác chia sẻ để tránh “tiếp “ những vị khách như thế này

- Cần khai báo tạm trú, tạm vắng rõ ràng, đồng thời ký thỏa thuận thuê nhà với mục đích lưu trú

- Khi phát hiện bất cứ hành vi trái phạm luật nào, hãy liên hệ với cơ quan chức năng để giải quyết kịp thời

5. Bị phạt do thiếu thủ tục kinh doanh

kinh doanh homestay thất bại

Nhiều khi dự án xây dựng homestay của bạn trở nên thất bại chỉ vì lý do bạn thiếu hiểu biết về pháp luật. Nhiều chủ đầu tư cứ nghĩ mở homestay thôi là được mà quên mất việc đăng ký kinh doanh. Đến khi bị các cơ quan chức năng can thiệp, thì lại chứng minh không đủ giấy tờ và bị phạt hành chính. Đây cũng là rủi ro kinh doanh homestay mà bạn cần lưu ý trước khi có ý định dốc tiền đầu tư vào lĩnh vực này.

Xem thêm: Cập nhật những mô hình kinh doanh mới ở Việt Nam

Lý do nào dẫn đến thất bại?

Tiềm năng lợi nhuận, sinh lời tốt không có nghĩa là không có các trường hợp kinh doanh homestay thất bại. Dưới đây là một nguyên nhân dẫn đến thất bại khi kinh doanh homestay cần nhớ trước khi khởi nghiệp hay đang kinh doanh.

- Xây dựng mô hình homestay thiếu độc đáo: nếu không có được các thiết kế thú vị, đậm văn hóa địa phương hay sức hút thì việc bạn có thể giữ chân hay tìm kiếm khách hàng là vô cùng khó. 

- Lựa chọn các thiết kế xây homestay không phù hợp với đối tượng và khách hàng hướng tới. Lỗi này giống như xây nhà không phù hợp với đối tượng người dùng thì đương nhiên sẽ khó khiến họ hài lòng. Vì thế phải xác định được đối tượng khách hàng của mình là ai để xây dựng mô hình homestay theo nhóm khách lẻ, tình nhân… Nếu không nắm được yếu tố này thì kinh doanh homestay thất bại là dễ hiểu.

- Vốn đầu tư dài hạn: Đây là đặc trưng về chi phí vốn kinh doanh homestay cần xác định rõ nếu không dễ bỏ giữa chừng vì không đủ vốn xây dựng và duy trì sửa sang, thay đổi tạo sự mới lạ, đẹp cho khách lưu trú.

- Luôn phải có chiến được kinh doanh linh động: Kinh doanh homestay có chiến lược cần phải linh hoạt theo mùa… để có các chương trình giảm giá, khuyến mại, hỗ trợ đi lại… nếu không sẽ rất khó có thể thu hút khách lâu dài.

kinh doanh homestay thất bại

7 mẹo tăng tỷ lệ đặt phòng cho công việc kinh doanh homestay

1. Tạo dựng phong cách cho homestay

Đầu tiên, rất nhiều các chủ homestay nghĩ rằng điều này là không cần thiết, nhưng thực tế chỉ ra rằng, bằng việc chau chuốt thêm về mặt thiết kế không gian phòng, cùng đầu tư mua thêm nội thất, tỉ lệ đặt phòng chắc chắn cao hơn hẳn.

Lựa chọn một phong cách tiêu chí bạn muốn sẽ quyết định khách hàng là ai. Nếu khách hàng mục tiêu của bạn là đối tượng người trẻ tuổi, hãy nghiên cứu xem họ thích kiểu phong cách thế nào, trang thiết bị thế nào,.. Hãy xin tư vấn từ những nhà thiết kế chuyên nghiệp để có những ý tưởng tuyệt vời và sáng tạo nhất.

2. Sạch sẽ và bảo trì thường xuyên

Đây là một trong những mẹo cơ bản nhất nhưng cũng đừng ngạc nhiên khi một số người kinh doanh homestay thất bại trong việc duy trì sự sạch sẽ và bảo dưỡng trang thiết bị này.

Bạn đã bao giờ thuê một căn phòng mà ẩm mốc, bẩn thỉu, trang thiết bị thì hỏng lên hỏng xuống chưa?

Đừng để khách hàng của mình có những trải nghiệm vô cùng tệ hại đó. Hãy liên tục kiểm tra, bảo dưỡng và thay mới các đồ dùng đã quá cũ trong homestay của mình.

vi sao kinh doanh homestay thất bại

3. Cung cấp các đồ vật tiện ích

Đây là cũng một tiện ích nữa mà bạn nên cung cấp cho khách hàng để đem lại những trải nghiệm tốt hơn cho họ. Dầu gội đầu, sữa tắm, kem đánh răng, bàn chải,..các vật dụng giống như trong bất kì khách sạn nào khác cũng sẽ đem lại điểm cộng trong mặt khách hàng.

Những tiểu tiết nhỏ và sự chuẩn bị chu đáo của bạn sẽ có thể tạo ra những sự khác biệt về tỷ lệ đặt hàng cũng như các review của người đã từng thuê homestay của bạn.

Chắc chắn rồi, mạng wifi chính là thứ bắt buộc. Nếu không có internet, bạn hiểu khách hàng sẽ cảm thấy chán và..”bực tức, bứt rứt” thế nào rồi đó. Một số các đồ vật tiện ích khác mà bên cũng nên cân nhắc đầu tư nhu: bếp nướng BBQ, máy sấy tóc, đồ dùng nấu ăn, tivi,…

4. Chụp ảnh homestay của bạn thật long lanh

Có những bức ảnh ấn tượng, long lanh của mọi góc đẹp nhất trong homestay của bạn chính là chìa khóa lớn nhất để kinh doanh homestay thành công. Hình ảnh đẹp sẽ tạo ra những ấn tượng tốt ngay từ ban đầu đối với những người du lịch khi họ quyết định có đặt phòng hay không.

Hãy chụp homestay của bạn thật chuyên nghiệp, chất nghệ và sắc nét nhất có thể. Một số ảnh bạn cần phải chụp:

- 2 ảnh bên ngoài toàn cảnh homestay của bạn

- 1 ảnh ở phòng khách

- 1 ảnh ở phòng bếp

- 1 ảnh chụp mỗi phòng

- 1 ảnh chụp phòng tắm (phòng vệ sinh)

- Và: 2-3 ảnh những đặc điểm nổi bật, những góc cạnh đẹp nhất của homestay như vườn, chỗ đỗ xe, bể bơi,..

kinh doanh homestay

5. Sử dụng mạng xã hội

Sự phát triển của công nghệ cho phép chúng ta có thể quảng bá công việc kinh doanh homestay trở nên dễ dàng và ít tốn kém hơn.

Tạo một fanpage trên Facebook và liên tục cập nhật những bức hình đẹp, những người đã từng thuê homestay của bạn cũng là một ý tưởng không tồi.

Hơn thế nữa, bạn có thể giao tiếp với những khách hàng tiềm năng, nhận đặt phòng trực tiếp qua nền tảng mạng xã hội này một cách đơn giản và hiệu quả. Ngoài ra cũng có một số phần mềm, diễn đàn cho phép bạn đăng tải hình ảnh của homestay bạn, hãy tham khảo lựa chọn này nữa nhé.

6. Cho phép đặt phòng online

Đặt phòng online là điều rất cần thiết để bạn biết chính xác số lượng phòng còn trống cũng như tối ưu các phòng cho thuê hơn. Tuy nhiên, vào những mùa cao điểm cũng sẽ khá vất vả để bạn tối ưu được công việc quản lý này.

Khách sạn, và các đơn vị cho thuê đã và đang ứng dụng công cụ quản lý phòng hiện đại, chấp nhận đặt phòng và thanh toán online vô cùng tiện dụng. Hãy bắt kịp xu hướng này ngay, chi phí bỏ ra cho công cụ này chắc chắn sẽ làm bạn hài lòng

7. Đưa ra các chương trình tri ân khách hàng cũ

Tìm kiếm khách hàng mới đôi khi tốn kém hơn nhiều so với việc bạn chăm sóc khách hàng cũ khiến họ quay lại nhiều lần tiếp theo. Đưa ra các chương trình khuyến mãi, tri ân họ , tham khảo các mẹo sau:

- Giảm giá cho lần ở sau. Số lần họ càng ở nhiều, càng được giảm giá nhiều.

- Miễn phí một đêm ở cho những khách đã trở lại một số lần nhất định.

- Tặng một số món quà lưu niệm cho những khách hàng cũ.

Xem thêm: Bài học làm giàu từ kinh doanh nội thất

Kết luận

Dưới đây là những chia sẻ của Salekit về "Vì sao kinh doanh homestay thất bại?", hy vọng những thông tin trên sẽ giúp ích cho bạn phần nào về việc kinh doanh homestay và những điều cần lưu ý để việc kinh doanh homestay được diễn ra thuận lợi hơn. Phần mềm quản lý bán hàng - Salekit Chúc bạn kinh doanh thành công.