Những điều nên và không nên khi bán hàng trên Lazada
Thị trường thương mại điện tử tại Việt Nam đang phát triển mạnh mẽ, để trụ vững trên thị trường, các sàn liên tục đầu tư vào các chính sách mua bán, hỗ trợ người bán lẫn người mua. Vì vậy, các sàn thương mại điện tử trở thành kênh kinh doanh phổ biến hiện nay cho rất nhiều doanh nghiệp và người kinh doanh tự do.
Được biết đến như là người "anh cả" dẫn đầu xu hướng kinh doanh trên sàn thương mại điện tử, Lazada là cái tên quen thuộc với người dân Việt Nam, đặc biệt là hội chị em văn phòng, các mẹ bỉm sữa... đều là những "tín đồ" chung thành khi Lazada đặt chân đầu tiên vào thị trường mua sắm online.
Nhưng khi thị trường bắt đầu xuất hiện nhiều đối thủ hơn nữa, giữa nhiều trang thương mại điện tử khác như Shopee, Tiki, Sendo, Adayroi… thì liệu có nên chọn bán hàng trên Lazada hay không?. Vậy nên trong bài viết này, SaleKit sẽ chỉ ra những điểm nên và không nên khi kinh doanh trên Lazada để các bạn có thể lựa chọn mô hình kinh doanh phù hợp nhất với sản phẩm của mình.
Tại sao kinh doanh trên sàn thương mại điện tử lại lên ngôi?
Theo Báo cáo kinh tế số Đông Nam Á 2019 do Google công bố: "Dự kiến, năm 2019, thương mại điện tử Việt Nam đạt 38 tỷ USD, tăng 7 lần so với con số 5,5 tỷ USD năm 2015. Lĩnh vực này đang trên đà chạm mốc 150 tỷ USD vào năm 2025. Thương mại điện tử đã trở thành một trải nghiệm mua sắm thường nhật, trung bình có hơn 5 triệu đơn hàng mỗi ngày".
Kinh doanh trên các sàn thương mại điện tử giúp doanh nghiệp có thể tiếp cận với một lượng lớn khách hàng. Các sàn thương mại điện tử luôn có các chương trình ưu đãi thu hút một lượng lớn khách hàng tiềm năng. Từ đó, mua sắm trên các sàn thương mại điện tử dần trở thành thói quen của người tiêu dùng, lượt truy cập các website này rất lớn. Vì thế, doanh nghiệp có thể tiếp cận với lượng lớn người tiêu dùng một cách miễn phí trên các website thương mại điện tử.
Xem thêm: 'Mổ xẻ' ưu, nhược điểm 3 sàn TMĐT lớn nhất Việt Nam năm 2019: Shopee, Lazada và Tiki
Hỗ trợ chi phí vận chuyển, gia tăng doanh thu cho doanh nghiệp: Chính sách trợ phí vận chuyển của các sàn thương mại điện tử là một trong những điều thu hút người mua hiện nay. Điều này giúp các doanh nghiệp gia tăng doanh thu cho mình trên các sàn thương mại điện tử.
Đăng ký gian hàng nhanh chóng và dễ dàng trên các sàn thương mại điện tử: Thủ tục đăng ký bán hàng trên các sàn thương mại điện tử vô cùng nhanh chóng và dễ dàng vì các sàn tạo điều kiện tối đa cho bạn mở gian hàng. Các bước đăng ký chỉ bao gồm đăng ký và xác nhận thông tin của chủ shop.
Lazada có gì nổi trội hơn Tiki, Shopee, Sendo?
Cuộc chơi thương mại điện tử đang được định hình bởi 4 tên tuổi lớn, đa số sử dụng mô hình kết hợp B2B/C2C. Với người đầu tiên đặt nền móng mở ra thị trường cho các đàn em, Lazada có những điểm khiến Tiki, Shopee, Sendo cũng phải "ngậm ngùi" thán phục.
- Điểm đầu tiên có thể tự hào mà nói rằng, Lazada là thương hiệu quốc tế, là một công ty thương mại điện tử tư nhân của Đức được thành lập bởi Rocket Internet vào năm 2011. Tính đến 2014, Lazada Group đã hoạt động tại Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore, Thái Lan, và Việt Nam. Ngoài Lazada thì còn Shopee cũng là một thương hiệu quốc tế, trong lúc đó các thương hiệu còn lại là Tiko và Sendo được sáng lập bởi các tổ chức trong nước.
- Tiếp theo, phải nhìn vào thành tích nổi bật khi mới chỉ vào Việt Nam 2 năm thôi, Lazada đã chinh phục được hầu hết tình cảm của hội chị em trên mảnh đất hình chữ S này. Theo thông kê, quý 1/2018, Lazada là sàn thương mại điện tử dẫn đầu thị trường xét trên cả phương diện số lượng truy cập website lẫn số lượng view trên Facebook.
Tuy nhiên chỉ một năm sau, mọi người bán hàng trên Shopee và bán hàng trên Tiki ngày càng nhiều, do đó Shopee và Tiki đã vươn lên vị trí xếp hạng số 1 và 2 về lượng truy cập website, trong lúc đó Sendo xếp hạng thứ 4 nhờ vào sự phát triển liên tục của mình. Từ đó có thể thấy, Lazada có vẻ đã "ngủ quên trên chiến thắng" mà để đàn em vượt mặt mất rồi!
- Điều thứ 3 có thể nhắc đến đó là Lazada là trang thương mại điện tử đầu tiên tại Việt Nam có đơn vị vận chuyển nội bộ là Lazada Express, trong khi đó hoạt động giao hàng của các công ty TMĐT nhỏ hơn hiện nay vẫn đang phụ thuộc hoàn toàn vào bên thứ 3 như VN Post ha Viettel Post.
- Lazada.vn là sàn thương mại điện tử hàng đầu Việt Nam với hơn 16 ngành hàng và sản phẩm chất lượng đáng tin cậy. Kể từ tháng 3 năm 2012 đến nay, Lazada Việt Nam đã làm việc với hơn 3000 nhà cung cấp và 500.000 sản phẩm khác nhau. Cơ hội chinh phục khách hàng chia đều cho các nhà kinh doanh bán lẻ.
Nhìn qua sơ sơ những mặt tích cực của Lazada thì cũng phải khen ngợi người anh cả này chứ nhỉ. Nhưng sàn thương mại điện tử nào cũng sẽ có những ưu điểm, hạn chế nhất định. Vậy với Lazada thì đó là gì?
Ưu nhược điểm khi bán hàng trên Lazada
1. Ưu điểm
Lazada là sàn thương mại điện tử được giới bán hàng cũng như người mua hàng đánh giá cao với hệ thống mua bán online vô cùng lớn và chuyên nghiệp.
Thương hiệu uy tín
Các sản phẩm được rao bán trên Lazada đều được đảm bảo chất lượng và uy tín. Vì những ai muốn kinh doanh trên Lazada đều phải xuất trình một số giấy tờ chứng minh đây là doanh nghiệp, cửa hàng uy tín như giấy phép kinh doanh, số tài khoản ngân hàng, giấy phép hoạt động của doanh nghiệp, cửa hàng.
Kinh doanh an toàn
Lazada cho phép bạn mở gian hàng free, bày hàng bán free và sau đó chỉ thu chiết khấu trên từng đơn hàng bạn bán ra. Hình thức chi phí phát sinh sau doanh thu này giúp bạn đầu tư an toàn hơn nếu mới tham gia thị trường buôn bán online.
Hỗ trợ khách hàng
Nắm trong tay một đội ngũ hỗ trợ khách hàng rất tốt. Sau khi tạo gian hàng trên Lazada, bạn không cần phải hỗ trợ khách hàng gì cả vì gần như tất cả việc liên quan chăm sóc và hỗ trợ tiếp cận khách hàng đều được Lazada quản lý giúp bạn.
Hệ thống hậu cần, bán hàng cũng như chăm sóc khách hàng và bảo mật thông tin cực kỳ tốt, đội ngũ nhân lực tại đây đa số là những người trẻ giàu nhiệt huyết và có tác phong chuyên nghiệp. Khi các doanh nghiệp hay cá nhân bán hàng trên Lazada, họ được đảm bảo về chất lượng hàng hoá chứ không cần đi giới thiệu xuất xứ sản phẩm (trừ ngành gia dụng và điện tử). Chủ shop còn được đăng tải số lượng sản phẩm không giới hạn lên Seller Center.
Bạn chỉ cần đưa ra một số chương trình khuyến mãi riêng cho sản phẩm của mình hoặc giải quyết các thắc mắc của khách hàng trong trường hợp nhân viên cả Lazada không giải quyết được.
Quảng cáo
Với tiềm lực tài chính lớn, Lazada luôn tiến hành những chương trình quảng cáo khủng trên hầu hết các phương tiện mạng xã hội, đặc biệt là Google để giúp thu hút nhiều lượng khách hàng hơn, giúp sản phẩm của bạn tiếp cận gần hơn với người tiêu dùng mà bạn hoàn toàn không mất chi phí.
Giao hàng
Bán hàng trên Lazada, bạn có thể tự giao hàng hoặc để Lazada cung cấp dịch vụ giao hàng và thu tiền hộ bạn. Hơn nữa còn có ưu đãi về chính sách giao hàng của Lazada đem lại lợi ích cho cả người bán và người mua, từ đó thúc đẩy doanh số bán hàng hơn.
Không chỉ vậy, một trong những ưu điểm khi bán hàng trên Lazada là tỷ lệ hoa hồng khá hấp dẫn dành cho chủ gian hàng, đến 10% cho các mặt hàng thời trang, 5% cho thiết bị điện tử và 8% cho các dòng sản phẩm khác. Chưa kể, hoạt động mở gian hàng và bày bán sản phẩm là hoàn toàn miễn phí, chủ doanh nghiệp và cá nhân bán hàng trên Lazada sẽ chỉ mất phí nếu sử dụng các dịch vụ bổ trợ của Lazada.
2. Nhược điểm
Dĩ nhiên một sàn thương mại điện tử lớn như Lazada có ưu điểm thì chắc chắn cũng có một vài nhược điểm như sau:
Thời gian đăng ký lâu
Quá trình làm thủ tục đăng ký online mất nhiều thời gian, phức tạp và tốn thời gian trong khâu chuẩn bị giấy tờ cũng như xác nhận vì đây là một công ty nước ngoài, đòi hỏi cũng có phần khắt khe hơn.
Khuyến mãi đồng bộ
Đối với khuyến mãi của Lazada thì chỉ tập trung các chính sách ưu đãi, marketing cho toàn bộ sản phẩm chứ không thể cá nhân hóa cho từng đối tượng khách hàng riêng biệt được.
Giao hàng chậm
Nhiều khách hàng cũng phản hồi thời gian giao hàng của Lazada hơi lâu, trung bình người mua phải đợi từ 2 ngày đến 1 tuần mới nhận được đơn hàng đã đặt.
Ưu tiên người mua
Lazada tập trung chủ yếu vào người mua, nên người bán có phần thụ động, vì vậy nếu chủ doanh nghiệp, cửa hàng không chủ động sẽ gặp nhiều khó khăn, khó phát triển gian hàng trên trang thương mại điện tử này.
Giảm vốn
Một hạn chế nổi cộm khác có thể thấy ở cơ chế hoạt động của Lazada là tình trạng “giam” vốn, thanh toán vốn cho chủ doanh nghiệp hay cá nhân bán hàng trên Lazada mất khá nhiều thời gian. Mặc dù đơn hàng đã hoàn thành quy trình giao nhưng việc thanh toán tiền không diễn ra ngay lúc đó mà phải đi theo quy định của Lazada.
Lazada thanh toán cho người bán vào ngày 5 và 20 hàng tháng đối với những đơn hàng đã hoàn thành giao hàng. Nghĩa là những đơn hàng giao hoàn thành từ ngày 1 đến ngày 14 sẽ được thanh toán tiền vào ngày 20, từ ngày 15 đến 30/31 sẽ được thanh toán tiền vào ngày 5.
Không kiểm soát được đơn hàng
Cuối cùng, do Lazada là một trang thương mại điện tử riêng lẻ, không tích hợp thống nhất với website hay Facebook của shop nên rất dễ xảy ra trường hợp bỏ lỡ đơn hàng của khách cũng như không kiểm soát được hàng còn trong kho hay không. Rất nhiều trường hợp, khi khách đặt hàng thì chủ shop mới phát hiện là hết hàng, thời gian nhập hàng về là quá lâu nên không có hàng kịp giao cho khách và đành phải chịu mức phạt khá cao của Lazada. Nếu chỉ với vài đơn hàng trong ngày thì bạn có thể kiểm soát được nhưng khi con số này lên đến hàng trăm, hàng ngàn thì thật không dễ dàng gì.
4 bước đơn giản đăng ký bán hàng trên Lazada
Để có thể bán hàng được trên Lazada bạn cần làm theo 4 bước sau:
Bước 1: Đăng ký bán hàng trên Lazada
Đầu tiên, bạn truy cập vào trang chủ của Lazada, nhìn lên thanh menu trên cùng có nút Bán hàng cùng Lazada. Bạn hãy bấm vào đó.
Lúc này bạn được chuyển tới trang giới thiệu bán hàng trên Lazada. Trên trang sẽ hiện ra 3 hình thức hợp tác bán hàng gồm có: nhà bán hàng Lazmall, nhà bán hàng trong nước và nhà bán hàng nước ngoài. Vậy trong 3 hình thức trên là gì, nên chọn hình thức nào?
#1. Nhà bán hàng Lazmall:
LazMall là gian hàng chính hãng của các thương hiệu đã đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, hoặc là nhà phân phối chính hãng tại Việt Nam, giống với Shopee Mall.
#2. Nhà bán hàng trong nước:
Đây là hình thức mà các bạn nên chọn khi tham gia bán hàng trên Lazada.
Bất kỳ ai cũng có thể đăng ký bán hàng với hình thức này, dù là cá nhân, hộ kinh doanh hay công ty.
Trước đây Lazada chỉ cho phép công ty tham gia bán hàng trên sàn. Nhưng bây giờ cá nhân và hộ kinh doanh đã có thể tham gia bùng nổ doanh số cùng Lazada.
#3. Nhà bán hàng nước ngoài:
Nhà bán hàng nước ngoài là dành cho các công ty kinh doanh có trụ sở đặt tại nước ngoài.
Chúng ta đang ở Việt Nam thì cứ chọn phương thức số 2 bạn nhé.
Tips: Ở đây, bạn có thể đăng ký bán dưới hình thức Cá nhân hoặc Công ty.
Khi mới bán, bạn nên chọn Cá nhân để đỡ phải nhọc nhằn trong khâu chuẩn bị giấy tờ.
Khi nào bạn đã bán được nhiều, bạn có thể chuyển đổi sang mô hình Công ty để được hỗ trợ về mặt pháp lý nhiều hơn.
Bước 2: Cung cấp thông tin
Để có thể bán hàng trên Lazada bạn phải điền đầy đủ thông tin mà Lazada yêu cầu, những mục có dấu sao là phần bắt buộc.
Ở mục địa chỉ kho mặc định là ở Việt Nam. Bạn không cần phải chọn gì ở đây.
Ở ô bên dưới, bạn nhập số điện thoại của mình vào đây. Mã xác nhận sẽ được gửi vào số điện thoại này.
Sau khi nhập xong, bạn nhấp giữ và kéo thanh này trượt sang phải để xác nhận.
Bạn nhập mã xác nhận mà Lazada đã gửi vào số điện thoại vào ô.
Tiếp đến, bạn điền đầy đủ thông tin vào các ô bên dưới. Sau khi đã hoàn thành những bước trên, bạn bấm vào nút Đăng ký.
Bước 3: Cài đặt Shop bán hàng trên Lazada
Điều đầu tiên cần làm là chọn địa chỉ kho hàng. Bạn nhập vào địa chỉ lấy hàng của mình vào nhé. Bạn nhấp vào nút Duyệt cuối trang để xác nhận các thông tin trên.
Khi hệ thống thông báo "Thông tin địa chỉ của bạn đã được xác nhận" có nghĩa là bạn đã hoàn tất khâu thiết lập kho hàng cơ bản khi bắt đầu tham gia bán hàng trên Lazada rồi đó.
Bước 4: Đăng sản phẩm lên Lazada
Sau khi bạn thiết lập kho hàng trên Lazada xong, bạn có thể đăng bán sản phẩm lên sàn bằng cách sau.
Bạn truy cập vào menu Sản phẩm, chọn Thêm sản phẩm.
Vậy có nên bán hàng trên Lazada?
Để giải quyết câu hỏi này, chúng ta cần căn cứ vào các trường hợp kinh doanh riêng thì mới có đáp án phù hợp nhất.
Trong trường hợp cá nhân và doanh nghiệp không có vốn hoặc cạn vốn cần xoay vòng vốn nhanh thì lời khuyên là không nên chọn hình thức bán hàng trên Lazada. Cá nhân và doanh nghiệp có thể cảm thấy đuối và mệt mỏi khi luôn cần lượng SKU lớn vì nếu không giao hàng sau 48 tiếng từ lúc có đơn hàng doanh nghiệp hoặc cá nhân phải đối mặt với mức phạt 200.000 đồng trên mỗi đơn hàng.
Trường hợp nếu tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu đạt mức 15-20% và bản thân doanh nghiệp cá nhân có nguồn vốn ổn định, nguồn hàng dồi dào cũng như có thể trao đổi với Lazada điều khoản thanh toán theo kỳ thì không có lý do gì để không đầu tư. Lúc này bạn sẽ có thể dựa vào kênh bán hàng này để đẩy mạnh mở rộng thị trường nhằm thu lợi nhuận để phát triển bền vững hơn. Do đó, cá nhân bán hàng trên Lazada sẽ có được nhiều lợi ích từ trang thương mại điện tử này.
Cách bán hàng trên Lazada hiệu quả
Để trở thành "thánh nghìn đơn" trên Lazada bạn cần có những bí quyết sau:
>>>> Xem thêm bán hàng đa kênh giúp bạn ứng dụng các kênh bán hàng online hiệu quả.
1. Thường xuyên cập nhật sản phẩm, chăm sóc cửa hàng trực tuyến của mình
Việc tạo cửa hàng trên Lazada rất đơn giản và dễ thực hiện. Nhưng không có nghĩa bạn chỉ tạo xong rồi để đấy mà không chăm sóc cho nó. Nó không thể tự bán hàng và mang lại lợi nhuận cho bạn được.
Để có thể thu hút khách hàng liên tục, bạn cần đăng tải sản phẩm thường xuyên với mọi phương pháp bán hàng và một kênh thương mại điện tử như Lazada cũng không phải ngoại lệ.
Nếu "gian hàng" của bạn chỉ mãi quanh đi quẩn lại với những mẫu sản phẩm cũ, bạn sẽ gặp khó khăn trong việc cạnh tranh với các đơn vị bán hàng khác khi họ luôn cập nhật nhiều sản phẩm phong phú và đa dạng.
2. Đưa ra mức giá hợp lý
Nhiều shop bán hàng trực tuyến trên Lazada có áp dụng hình thức càng nhiều người mua một sản phẩm thì giá thành sẽ càng rẻ. Bạn cũng có thể áp dụng cách này và chọn mức giá phù hợp. Tuy nhiên cách này chỉ phù hợp cho một số sản phẩm. Không phải lúc nào giá rẻ cũng tốt. Tùy vào từng sản phẩm mà bạn sẽ có những chiến lược cạnh tranh riêng.
Thay vì tập trung vào giá, bạn hãy tập trung cải thiện về xếp hạng của bạn bằng cách trả lời mọi tin nhắn của khách hàng. Đầu tư vào nội dung, sản phẩm tốt. Hãy nghiêm túc nghĩ đến việc xây dựng thương hiệu của bạn về lâu dài. Mà lẽ thường việc giảm giá triền miên không phải là cách tốt để xây dựng một thương hiệu tốt.
3. Tạo thói quen phản hồi nhanh, thái độ thân thiện
Một trong những cách bán hàng trên Lazada hiệu quả đó là tích cực phản hồi nhanh và thái độ thân thiện với khách hàng. Không chỉ riêng bán hàng trên sàn thương mại điện tử mà trong kinh doanh, yếu tố đó cũng là mấu chốt giúp bạn "ghi điểm" trong mắt khách hàng.
Thương mại điện tử là kênh cho phép nhiều đơn vị kinh doanh giới thiệu về các sản phẩm của mình tới các đối tượng khách hàng khác nhau. Đây vừa là ưu điểm nhưng đồng thời cũng là thách thức đối với những người đam mê kinh doanh vì tỉ lệ cạnh tranh không hề nhỏ.
Hãy tận dụng chức năng phản hồi trực tuyến của Lazada để chăm sóc khách hàng được chu đáo hơn. Chức năng này được cung cấp nhằm giúp các chủ cửa hàng có thể trực tiếp tương tác với người mua hàng khi họ có bất kì thắc mắc hay yêu cầu nào về sản phẩm đặt mua. Những câu hỏi này có thể được gửi ngay phía dưới trang thông tin về sản phẩm và những gì bạn cần làm chỉ là hãy trả lời thật nhanh, chính xác và đầy đủ nhất có thể.
4. Tham gia các chương trình khuyến mãi
Kinh doanh trên Lazada bạn nhận được rất nhiều lợi ích bởi Lazada thường xuyên "tung" các chương trình theo dịp lễ như ngày hội giảm giá Black Friday... Bạn cũng có thể đăng kí tham gia các chương trình khuyến mãi, giờ vàng… do Lazada tổ chức. Bằng cách này, thương hiệu/cửa hàng của bạn sẽ có cơ hội tiếp cận và tương tác với khách hàng (so với hàng ngàn hàng triệu shop bán hàng hiện có) và bán được nhiều hàng hơn.
5. Xử lý đơn hàng nhanh chóng
Khả năng xử lý đơn hàng nhanh chóng và hiệu quả thì shop của bạn sẽ nhận được nhiều 5 sao. Theo chính sách của Lazada, khách hàng có quyền hủy đơn hàng, không nhận hàng nữa và nhiều khách hàng thường sử dụng quyền lợi này khi thấy bạn giao hàng quá lâu. Vì vậy, ngay khi nhận được đơn hàng từ Lazada, bạn cần xử lí thật nhanh, chính xác, đúng như những gì khách hàng của mong muốn.
6. Theo dõi đơn hàng thường xuyên
Khi bán hàng trên Lazada, bạn nên thường xuyên theo dõi các đơn hàng đã nhận để nắm bắt tiến trình hiện tại của đơn hàng và trong trường hợp có sự cố gì xảy ra sẽ kịp thời đưa rác các phương án giải quyết. Đồng thời, việc theo dõi này cũng giúp bạn biết được được mặt hàng nào đang được bán chạy và thói quen khi mua hàng của người tiêu dùng như thế nào thông qua một số thông tin cơ bản như thời gian mua hàng, loại sản phẩm lựa chọn, màu sắc ưa thích…
Kết luận
Cuối cùng, khi cá nhân lựa chọn bán hàng trên Lazada nên chú trọng đến khâu kiểm soát đơn hàng, hàng hóa để có thể quản lý tốt nhất, tránh tình trạng vừa mất tiền phạt lạị vừa giảm uy tín của shop. Hiện nay, trên thị trường có một số phần mềm quản lý bán hàng đa kênh có thể giúp doanh nghiệp, chủ shop quản lý được đơn hàng, số lượng hàng tồn kho từ nhiều kênh khác nhau rất hiệu quả.
Để bán hàng online nói chung và bán hàng trên Lazada nói riêng đạt hiệu quả nhất, hãy dùng phần mềm quản lý bán hàng Salekit nhé!
Chúc bạn kinh doanh thành công!