9 kỹ năng đàm phán trong kinh doanh để thành công

9 kỹ năng đàm phán trong kinh doanh để thành công

Trên thương trường, muốn thành công, ngoài bản lĩnh, tài năng, sự nhạy cảm và đôi chút may mắn, người làm kinh doanh cần phải trau dồi kỹ năng đàm phán. Đàm phán là một trong những kỹ năng quan trọng bậc nhất trong giao tiếp của con người để đạt được thỏa thuận, lợi ích nhất định.  Để hiểu rõ hơn đàm phán là gì? Bài viết này Salekit sẽ giới thiệu đến bạn 9 kỹ năng đàm phán trong kinh doanh để thành công.

Đàm phán trong kinh doanh là gì?

Về bản chất, đàm phán là một hình thức giao tiếp giữa các bên nhằm đạt được thỏa thuận về một vấn đề nào đó mà các bên quan tâm. Đàm phán chỉ xảy ra khi các bên có những vấn đề chung cần quan tâm, những mâu thuẫn, lợi ích mà các bên đang quan tâm để đi đến thỏa thuận thống nhất.

dam phan trong kinh doanh

Trong kinh doanh, đàm phán là sự bàn bạc, thỏa thuận giữa hai hay nhiều bên để cùng nhất trí hay thỏa hiệp giải quyết những vấn đề về lợi ích có liên quan đến các bên kinh doanh. Hiện nay, đàm phán tồn tại dưới các hình thức như: 

  • Đàm phán qua điện thoại
  • Đàm phán bằng văn bản
  • Đàm phán thông qua gặp mặt

Những cuộc đàm phán trực tiếp hiện nay đang được mọi người ưu tiên lựa chọn bởi mọi người có thể trao đổi và bàn luận kỹ các điều khoản song song với nhau, đem đến sự tiện lợi và hiệu quả.

Tầm quan trọng của đàm phán trong kinh doanh

dam phan trong kinh doanh

Kinh doanh là một cuộc chiến cạnh tranh không có điểm dừng giữa các đối thủ với nhau và mục đích hướng đều là bán được nhiều sản phẩm với giá hời nhất. Phần thắng sẽ chỉ nghiêng về những ai thực sự giỏi, cung cấp dịch vụ chất lượng tốt, đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng. Bên cạnh đó, người đứng đầu các doanh nghiệp, những người quản lý cũng cần phải có kỹ năng đàm phán để mang về cho doanh nghiệp mình những lợi ích như:

  • Đàm phán giúp ký kết được hợp đồng, mua bán với giá phù hợp.
  • Đàm phán giúp giải quyết các mâu thuẫn trong kinh doanh;
  • Đàm phán giúp kết nối doanh nghiệp và người dùng.

Bởi vậy, kỹ năng đàm phán trong kinh doanh là hết sức quan trọng nhé.

Kỹ năng đàm phán trong kinh doanh bạn nên biết

Khi áp lực bảo đảm thành công cho những giao dịch giữa các doanh nghiệp ngày càng được chú trọng thì kỹ năng đàm phán trong kinh doanh ngày càng khắt khe và được quan tâm hơn bao giờ hết. Để các cuộc đàm phán diễn ra hiệu quả và đi đến thành công, bạn cần phải nắm bắt được các kỹ năng sau:

Hiểu rõ vấn đề và đối tác

Ông cha ta có câu: “Biết người biết ta, trăm trận trăm thắng”, thay vì dành phần lớn thời gian trong đàm phán thể hiện những ưu điểm của quan điểm của mình, các nhà đàm phán nên dành nhiều thời gian hơn để tìm hiểu về đối tác, đối thủ. Bởi bạn không thể ngồi thảo luận những điều kiện hợp đồng với họ mà thậm chí không biết họ là ai hoặc nói sai tên cá nhân, công ty của họ. Đối với đàm phán, việc tìm hiểu đối thủ và đối tác là điều cực kỳ quan trọng để nắm bắt cục diện, hiểu rõ vấn đề để tìm hướng giải quyết phù hợp, linh hoạt. Đây cũng là cách có thể xác định khách hàng mục tiêu cho doanh nghiệp.

Kiến thức sâu rộng về những lĩnh vực kinh doanh

dam phan trong kinh doanh

Một người có kỹ năng đàm phán tốt là người có kiến thức tư duy sâu rộng về nhiều vấn đề: xã hội, khoa học, văn hoá… và đặc biệt là lĩnh vực mình kinh doanh. Bởi đây cũng sẽ là một lợi thế gây ấn tượng trước khách hàng, đối thủ, khiến họ cảm thấy yên tâm hơn khi hợp tác kinh doanh với bạn.

Luôn chủ động

Đây là một trong những kỹ năng đàm phán thương lượng giúp làm chủ cuộc giao tiếp, hướng nó đi theo ý của mình bạn không nên bỏ qua. Để làm được điều này không hề dễ dàng, đòi hỏi bạn phải thật khéo léo, ứng xử linh hoạt phù hợp trong mọi trường hợp. Những kỹ năng này cần phải được rèn luyện, trau dồi qua thời gian.

Lựa chọn địa điểm, thời gian

Về địa điểm: Bạn có thể lựa chọn địa điểm đàm phán là văn phòng công ty mình, hay tiến hành tại cơ sở của khách hàng hoặc một địa điểm trung gian nào đó khiến cả hai bên cảm thấy thoải mái nhất.

Về thời gian: khi tìm hiểu thông tin khách hàng, bạn cần nắm bắt được thói thời gian bắt đầu và kết thúc của họ. Đồng thời cũng cần quan tâm đến nhiệt độ và thời tiết để bạn và khách hàng có thể di chuyển một cách thuận tiện nhất. Trong quá trình đàm phán bạn cũng cần phân bổ thời gian nghỉ giải lao hợp lý để không chỉ bạn, phía đối tác đều có thời gian cân nhắc, thảo luận lại vấn đề để đưa ra quyết định chính xác tối ưu nhất.

Kỹ năng dẫn dắt và đánh giá vấn đề

Việc đàm phán có thành công hay không phụ thuộc rất nhiều vào kỹ năng ăn nói, dẫn dắt vấn đề của bạn. Trong cuộc đàm phán, phải luôn giữ được thái độ bình tĩnh, tư duy để lời nói và hành động có lý lẽ, dẫn dắt vấn đề theo đúng lập luận có lợi cho mình. 

dam phan trong kinh doanh

Bên cạnh đó, bạn cũng cần nhạy bén nắm bắt tình hình, nhận biết mục đích của đối phương. Từ đó, nhìn nhận và quan sát vấn đề để đánh giá về quan điểm và bước đi của đối tác, phân tích đưa ra phương án tác chiến phù hợp.

Những lỗi cần tránh trong quá trình đàm phán

Dưới đây là một số lỗi khi đàm phán, thương lượng bạn cần phải tránh để đảm bảo cuộc đàm phán thành công và đạt được mục đích của mình.

Bộc lộ cảm xúc bột phát cá nhân

Đây là một điều tối kỵ bạn cần phải tránh nếu muốn buổi đàm phán của mình diễn ra một cách thuận lợi nhất. Bởi sẽ có nhiều đối tác từ chối thẳng thừng hoặc có thể cáu gắt, xảy ra mâu thuẫn vì không đồng ý với những điều kiện công ty mà bạn đưa ra. Chính vì vậy, nếu  gặp phải những trường hợp bạn hãy cư xử thật khéo léo và lịch sự. 

Chúng ta không nên tỏ ra chán nản và khó chịu với khách hàng bởi như vậy rất dễ đem lại thất bại cho cuộc đàm phán. Hơn thế nữa, nếu bạn thể hiện cái tôi quá nhiều, khách hàng có thể đánh giá bạn là người không chuyên nghiệp và không đáng tin tưởng để hợp tác.

Không biết cách lắng nghe

Nói ít và lắng nghe nhiều cũng là một trong những cách giúp ích rất nhiều trong giao tiếp với người khác. Đặc biệt, trong những cuộc đàm phán, thương lượng, lắng nghe sẽ giúp bạn hiểu hơn về khách hàng, hạn chế hoặc loại bỏ các sai lầm đáng tiếc xảy ra.

dam phan trong kinh doanh

Tìm cách áp đảo đối tác

Trong mọi cuộc đàm phán, bạn không nên có những lời lẽ, cử chỉ mang tính áp đảo gây mất cảm tình, khó chịu cho đối tác. Bởi những điều chỉ khiến cuộc đàm phán bị đổ vỡ và kéo theo những hệ lụy cho những quan hệ hợp tác tiếp theo.

Phương pháp hợp tác mềm dẻo, tích cực, tôn trọng là cách để hai bên cùng có lợi. Người đàm phán giỏi là những người không tìm cách áp đảo, dạy bảo đối tác mà nên tự đặt mình là người thể hiện tinh thần học hỏi khi đàm phán.

Đàm phán dựa vào trực giác

Trong thực tế, rất nhiều lúc bạn bị gây áp lực để đưa ra quyết định ngay lập tức, những suy nghĩ của chúng ta sẽ hướng đến trực giác nhiều hơn lý trí. Tuy nhiên, trực giác có thể mang lại các chiến lược kinh doanh mới lạ nhưng đôi khi cũng có thể phải trả giá đắt. Một nhà đàm phán khôn ngoan nên phán đoán dựa trên những dữ liệu khách quan, tham khảo các cố vấn đứng ngoài và suy nghĩ kĩ càng trước khi đưa ra bất cứ quyết định nào.

 Xem thêm: Tìm hiểu chức năng nhiệm vụ phòng kinh doanh 

Kết luận

Đàm phán luôn là thách thức đòi hỏi các nhà lãnh đạo, quản lý phải có những kiến thức, kinh nghiệm nhất định để mang lại những lợi ích tốt nhất cho doanh nghiệp. Hy vọng với 9 kỹ năng đàm phán trong kinh doanh từ bài viết lên đây sẽ giúp bạn trau dồi được cho mình kỹ năng đàm phán trong kinh doanh hiệu quả nhất. 

Salekit chúc các bạn có một ngày học tập cũng như làm việc hiệu quả.