Những lỗ hổng web cơ bản thường gặp và các phương pháp bảo mật website hiệu quả

Những lỗ hổng web cơ bản thường gặp và các phương pháp bảo mật website hiệu quả

Trong thời đại kinh doanh online phát triển như hiện nay, website đã trở thành một phần không thể thiếu trong việc quảng bá sản phẩm, dịch vụ hay tương tác với khách hàng. Tuy nhiên, việc tạo ra một trang web hoạt động hiệu quả không phải là điều dễ dàng, và thường xuyên gặp phải lỗi. Trong bài viết dưới đây Salekit sẽ chỉ ra một số lỗ hổng web cơ bản thường gặp và các phương pháp bảo mật website hiệu quả. Cùng theo dõi để biết thêm thông tin chi tiết nhé!

phương pháp bảo mật website

Lý do nên bảo mật website?

Mỗi website có một server riêng hay còn gọi là máy chủ, nó có nhiệm vụ mở một cửa sổ cho phép mạng bạn đang dùng kết nối với bên ngoài. Website khi kết nối với máy chủ đều có một địa chỉ IP riêng, được mã hóa và đảm bảo an toàn.

Bảo mật website là một trong những yếu tố quan trọng giúp đảm bảo tính toàn vẹn và an toàn cho trang web của bạn. Một trang web nếu bị tấn công sẽ gây ra các hậu quả như:

  • Website đánh mất dữ liệu, rò rỉ thông tin cá nhân khách hàng hoặc thông tin của chính doanh nghiệp (chiến lược kinh doanh, bí mật doanh nghiệp, thông tin nhân sự…)
  • Hoạt động kinh doanh bị gián đoạn, ngắt quãng
  • Mất quyền quản trị website, hoạt động kinh doanh trực tuyến trên trang web bị gián đoạn
  • Ảnh hưởng tiêu cực đến thứ hạng SEO của website
  • Không thể tiếp tục các chiến dịch quảng cáo có liên kết với website
  • Đánh mất uy tín, ảnh hưởng xấu đến thương hiệu của doanh nghiệp

Nếu bạn nghĩ rằng rủi ro bảo mật không ảnh hưởng gì đến website của bạn thì đó là một sai lầm. Để ngăn chặn sự tấn công của những kẻ xấu vào website, bạn cần xây dựng hệ thống bảo mật web, khi đó website mới vận hành tốt và trơn tru được. 

>>>>Xem thêm Tạo trang web bán hàng online hiệu quả

Những lỗ hổng web cơ bản thường gặp 

bảo mật website

Những điểm yếu nằm trong thiết kế và cấu hình của hệ thống, hay do lỗi của lập trình viên hoặc sơ suất trong quá trình vận hành web sẽ dẫn đến những lỗ hổng bảo mật. Tin tặc sẽ lợi dụng chúng để tấn công, cài đặt mã độc và phá hoại các website.

Lỗ hổng XSS (Cross Site Scripting)

Thông qua lỗ hổng XSS, kẻ tấn công có thể chiếm quyền điều khiển phiên người dùng, gỡ bỏ trang web, và có thể đánh cắp thông tin của người dùng dựa trên trình duyệt. Bản chất của dạng tấn công này là dựa vào trình duyệt. Tin tặc có thể chèn mã JavaScript vào các trang web có lỗi XSS, khi người dùng truy cập vào những trang web này, lập tức mã script của tin tặc sẽ hoạt động lưu lại thông tin người dùng.

Chèn mã độc hại (Injection flaws)

Hacker có thể sử dụng điểm yếu của các truy vấn đầu vào bên trong ứng dụng để chèn thêm dữ liệu không an toàn, từ đó máy chủ có thể bị tấn công bởi một số dạng như: SQL Injection, Xpath Injection, XML Injection, Buffer overflow, LDAP lookups, Shell command Injection.

Hậu quả: Một số hoặc tất cả những dữ liệu quan trọng của tổ chức bạn sẽ bị hacker truy cập trái pháp, chúng có thể sửa đổi, xóa bỏ thông tin hoặc thậm chí lợi dụng để tống tiến. Trong các lỗ hổng trên, SQL Injection là phương thức tấn công thường gặp nhất trong ứng dụng web.

Tệp tin chứa mã độc

Nguy cơ bị tấn công tiềm ẩn với việc mã hóa trong tích hợp tệp tin từ xa (RFI) có thể cho phép kẻ tấn công tạo sự thỏa hiệp của máy chủ. Dạng tấn công bằng tệp tin chứa mã độc này có thể ảnh hưởng đến PHP, XML và bất kỳ tập tin nào từ người dùng.

CSRF (Cross-Site Request Forgery)

Một trong những lỗ hổng bảo mật thường gặp trong ứng dụng web là lỗ hổng CSRF. Lợi dụng cơ chế tự động đăng nhập vào một số website, tin tặc có thể điều hướng người dùng thực hiện các đoạn chứa mã độc, nhúng vào các website mà người dùng đang trong phiên làm việc. Từ đó, mã độc sẽ chạy trên trình duyệt của người dùng và hacker sẽ thực hiện các hành vi gian lận. Vì vậy, trong một số diễn đàn hoặc website khi bạn đăng nhập tài khoản, tốt nhất không nên lưu mật khẩu, tên người dùng…

Các phương pháp giúp bảo mật website hiệu quả

Để trang web không bị các hacker tấn công và luôn an toàn, bạn có tham khảo một số phương pháp bảo mật website dưới đây: 

Bảo mật website với chứng chỉ SSL/HTTPS

phương pháp bảo mật website

Một hình thức bảo mật bằng cách mã hóa các lưu lượng truy cập tương tác giữa trình duyệt website và máy chủ, sau đó quản lý chúng an toàn, được gọi là bảo mật SSL (secure Sockets Layer). Tính năng này giúp hỗ trợ website nhạy cảm hơn với các lượt vi phạm bảo mật. Chúng góp phần ngăn chặn bên thứ ba xâm nhập vào các thông tin cá nhân như: thẻ tín dụng, tài khoản tài chính, mật khẩu truy cập…

Website được cài đặt chứng chỉ SSL có thể dùng giao thức HTTPS để thiết lập kênh kết nối an toàn tới máy chủ (server). HTTPS đảm bảo với người dùng rằng họ đang tương tác với website một cách riêng tư và an toàn. Tin tặc sẽ không thể chặn, thay đổi nội dung mà khách hàng đang xem hay bắt chước các thao tác đăng nhập của khách trên website khi sử dụng kết nối HTTPS.

>>> Salekit là một trong những đơn vị thiết kế website uy tín hỗ trợ cài đặt miễn phí SSL cho các website khách hàng. Mọi thông tin, dữ liệu trên website của khách hàng sẽ được bảo vệ bởi hàng rào bảo mật kiên cố, tránh được nguy cơ tấn công của virus, hacker.

 

Cập nhật các phiên bản cho website thường xuyên

Để nâng cao khả năng bảo vệ cho các dữ liệu website thì việc cập nhật phiên bản mới cho website thường xuyên là yếu tố bắt buộc của các nhà quản trị web. Các nền tảng website thường cung cấp bản / nâng cấp định kỳ không chỉ với mục đích bổ sung tính năng mới, mà còn tạo ra các bản “fix lỗi”, nâng cấp bảo mật, “vá” các lỗ hổng (nếu có)... Đồng thời giúp website hoàn thiện hơn so với phiên bản cũ, giải quyết được các lỗ hổng tránh bị hacker lợi dụng tấn công.

Tường lửa ứng dụng web (WAF)

phương pháp bảo mật website

Tường lửa ứng dụng web (WAF – Web Application Firewall) là một giải pháp nhằm giúp website tránh khỏi các lỗ hổng bảo mật. Nó được thiết kế dưới dạng phần cứng cài đặt trên máy chủ cung cấp các mô hình theo dõi thông tin được truyền dưới giao thức HTTP/HTTPS.

WAF có khả năng tự động hóa tiêu diệt virut, phân tích và cảnh báo nhà quản trị web những nguy cơ lỗ hổng bị xâm nhập, phòng chống các mã độc và các cuộc tấn công kỹ thuật khác. Nhờ đó chúng bảo vệ toàn diện trung tâm dữ liệu, các kết nối loT đến đám mây và hệ thống chống thất thoát dữ liệu giúp công ty, doanh nghiệp đảm bảo an toàn các thông tin nhạy cảm ra bên ngoài. Đây là một phần không thể thiếu trong hệ thống bảo mật website của doanh nghiệp kinh doanh.

Giới hạn IP truy cập và giới hạn phân quyền đăng nhập

Để tránh trường hợp những người có ý đồ xấu muốn hack quyền quản trị trang web của bạn bằng cách dò mật khẩu thủ công, bạn nên đặt tính năng giới hạn IP truy cập và giới hạn phân quyền đăng nhập. Bởi khi một website có quá nhiều quản trị viên, hacker sẽ theo dõi và tiến hành hack một tài khoản của quản trị viên có bảo mật kém an toàn. Lúc này nếu như website có khả năng bảo mật kém thì việc lấy đi những thông tin quý giá rất dễ xảy ra.

Các doanh nghiệp cần phân quyền hợp lý cho từng người tham gia theo vai trò nhất định để hạn chế những sự “can thiệp không cần thiết”. Chính vì vậy, các doanh nghiệp cần phân quyền hợp lý cho từng người tham gia theo vai trò nhất định để hạn chế những sự “can thiệp không cần thiết”.

Tăng cường mức độ bảo mật

  • Thiết lập quyền truy cập và hạn chế truy cập vào các thư mục, danh mục đối với các tài khoản quản trị
  • Tắt tất cả các module không cần thiết
  • Xóa các plugin, cookie, và các công cụ không sử dụng đến
  • Nên kiểm tra và theo dõi các thông tin truy cập vào website thường xuyên
  • Thiết lập mật khẩu phức tạp, có tính mạnh và nên thay đổi mật khẩu định kỳ, có thể là một vài tháng một lần để tránh tạo lỗ hổng cho kẻ xấu tấn công…

Xét duyệt việc tải các tập tin lên website

Mỗi file được upload lên website đều có thể tiềm tàng những dòng mã độc mà bạn không thể dễ dàng nhận biết.  Để bảo mật website, bạn cần phải biết cách quản lý tất cả các file nếu bạn cho phép người dùng tải tệp lên trang web của bạn, cho dù là bất cứ tập tin/ hình ảnh gì. Với các tệp có đuôi khó xác định bởi những định dạng lạ, dung lượng lớn, tốt nhất bạn không nên up chúng. 

Kết luận

Bài viết trên đây Salekit đã chia sẻ đến bạn đọc một số lỗ hổng web cơ bản thường gặp và các phương pháp bảo mật website hiệu quả. Hy vọng các phương pháp bảo mật website trên sẽ giúp bạn và doanh nghiệp của mình bảo vệ được website an toàn hơn. 

Salekit phần mềm quản lý bán hàng đa kênh chúc bạn thành công!

Bài liên quan