6 lý do Website của bạn không phát huy hiệu quả trong kinh doanh
Thế giới web luôn thay đổi, những gì tốt nhất một hoặc hai năm trước có thể không còn được áp dụng. Nếu muốn bán hàng trên website mang lại hiệu quả như mong muốn, bạn phải chăm chút cho nó từng ngày, thậm chí từng giờ chứ không phải làm xong để đó. Nếu sau khi thiết kế web xong, bạn bỏ xó nó vì còn bận mải mê với Facebook, Zalo,… thì đây là một sai lầm đáng tiếc!
Bạn có một thiết kế trang web lạ mắt. Bạn đã đầu tư rất nhiều tiền vào website. Bạn đã tối ưu hóa trang web của mình để hiển thị trên trang đầu tiên của Google. Bạn đã tạo một không gian trực tuyến để mọi người liên hệ với bạn. Nhưng tại sao trang web của bạn không mang lại hiệu quả cho doanh nghiệp của bạn? Vậy bạn đang làm sai ở đâu?
Ở đây, SaleKit sẽ đi sâu vào một số lý do tại sao trang web của bạn có thể không mang lại hiệu quả kinh doanh cho công ty.
Web của bạn đã thân thiện với mobile chưa?
Với xu hướng phát triển của các thiết bị di động thông minh, quá nửa số truy cập vào các trang web hiện nay là bằng thiết bị di động. Việc sử dụng máy tính, laptop đang có chiều hướng ngày càng giảm, điều này là hiển nhiên và không hề xa lạ với các website bán hàng, nhất là các mặt hàng thực phẩm, mĩ phẩm làm đẹp,..Có thể thấy, nhu cầu mua sắm qua điện thoại ngày càng tăng tuy nhiên nhiều web bán hàng chưa quan tâm lắm với việc hiển thị trên các thiết bị di động, điều này sễ làm bạn mất đi nhiều đơn đặt hàng. Nếu web bán hàng của bạn cũng đang gặp vấn đề như vậy thì nên thiết kế ngay cho mình một web mobile để việc bán hàng được hiệu quả hơn.
Nội dung website nghèo nàn
Sai lầm này cũng rất nhiều bạn kinh doanh đang mắc phải. Chúng ta chỉ nghĩ đơn giản là đăng hình sản phẩm lên là xong. Mà cái ảnh các bạn cũng chẳng chỉn chu tẹo nào cơ. Ảnh mờ, xấu, kích thước thì không đảm bảo…
Trong khi đó cái quan trọng là cảm nhận của khách hàng như thế nào lại chẳng thèm để ý. Khi ghé vào một trang web mà chỉ có những hình ảnh đơn điệu, mờ nhạt bạn có thấy nhàm chán? Hoặc bạn đang quan tâm về lợi ích nếu bạn mua nó mà chẳng thấy có…
Bạn bắt đầu suy nghĩ. Phải chăng cửa hàng này thiếu chuyên nghiệp, hoặc hoạt động không hiệu quả?
Thay vì chỉ đăng những hình đơn điệu như vậy, bạn hãy chèn các thông tin cụ thể hơn về sản phẩm đó. Chẳng hạn như các lợi ích mang lại, ngày sản xuất, trọng lượng, giá cả, màu sắc, số lượng, xuất sứ, bảo hành, đổi trả, giao hàng,…
Sau đó là những lợi ích, công dụng mà sản phẩm đó mang lại cho khách hàng. Về phần này, bạn nên viết theo văn phong chia sẻ chứ không nên viết kiểu ràng buộc, khách sẽ cảm thấy như họ đang bị ép buộc mua hàng. Dưới đây là một ví dụ về mô tả sản phẩm thân thiện, bạn xem nhé!
Mô tả rất ngắn gọn, đầy đủ và thân thiện đúng không? Đọc xong ai chẳng thích thú và cảm thấy tin tưởng để mua hàng.
Mỗi một sản phẩm sẽ có cách triển khai, đầu tư nội dung khác nhau. Bạn cho khách hàng kiến thức, họ sẽ tin và mua sản phẩm của bạn – đó chính là quy tắc “cho đi và nhận lại” đơn giản mà giúp bạn nâng cao lợi nhuận không ngờ đó!
Thời gian load web đã nhanh chưa
Lướt web sẽ khác với việc bạn đọc sách hay nghiên cứu tài liệu. Lướt web – đúng như tên gọi của nó, người dùng chỉ muốn lướt qua tìm thông tin của sản phẩm, vì vậy nếu web của bạn tải chậm là bạn đnag làm mất điểm với khách hàng. Thời đại công nghệ, đa số khách hàng đều là những người thiếu kiên nhẫn, ngay cả với trang web thiết kế đẹp, nhưng đều có thể nhận tỉ lệ Bounce rate cao nếu như để khách hàng đợi lâu. Tâm lí khi mua hàng đều coi trọng thời gian, vì vậy doanh nghiệp cần thiết kế web phục vụ nhu cầu của khách hàng nhanh chóng.
Trang Web của bạn không được cập nhật hoặc duy trì thường xuyên
Nếu bạn có một chiếc xe, bạn cũng biết được là xe bạn nên thay dầu khi chạy được 3.000 dặm. Bạn biết rằng loại bảo trì này là bắt buộc để làm cho mọi thứ hoạt động trơn tru. Tuy nhiên, không có tiêu chuẩn nào được đặt ra như thế cho các trang web.
Trang web của bạn là một công cụ bán hàng có sẵn cho khách hàng/khách hàng tiềm năng 24 giờ một ngày, 7 ngày một tuần. Vì vậy, điều quan trọng là trang web của bạn có được cập nhật và duy trì thường xuyên hay không?
Bạn có thể tự hỏi bảo trì trang web có nghĩa là gì? Nói một cách đơn giản, bảo trì trang web là đánh giá tổng thể và thử nghiệm trang web để đảm bảo nó hoạt động tối ưu cho người dùng & công cụ tìm kiếm.
Hãy nhớ các thuật toán Google tôi đã đề cập trước đó không? Những thuật toán đó thay đổi liên tục cho nên web cũng phải cập nhật và bảo trì là rất quan trọng.
SaleKit khuyên bạn nên bảo trì và kiểm tra trang web trên cơ sở hàng tháng. Các thử nghiệm có thể bao gồm tốc độ trang web, liên kết bị hỏng, kiểm tra thông tin SEO hoặc những thứ nhỏ nhặt khác có tính chất đó. Chúng có thể nhỏ và dễ sửa chữa nhưng chúng rất quan trọng. Ví dụ, theo KISSmetrics, tốc độ chậm 1 giây trong tốc độ trang web có thể làm giảm 7% chuyển đổi. Có những thay đổi đơn giản mà bạn có thể thực hiện để tăng điều này và đảm bảo rằng 7% không rời đi mà không liên hệ với bạn trước.
Trang Web của bạn không sử dụng biểu tượng tin cậy
Biểu tượng niềm tin là những thứ bạn có thể sử dụng trên trang web của mình để giúp khách truy cập có thể không biết gì về bạn để tin tưởng bạn dựa trên bất kỳ thông tin cụ thể nào bạn có thể có. Ví dụ về các biểu tượng tin cậy là:
- Biểu tượng bảo mật - nếu bạn có một trang web thương mại điện tử
- Logo khách hàng - làm nổi bật những khách hàng bạn đã làm việc
- Logo giải thưởng - bất kỳ giải thưởng nào công ty bạn đã giành được hoặc nhận được
- Thành viên - phòng thương mại, hiệp hội ngành công nghiệp, vv
Sử dụng biểu tượng niềm tin có thể cho khách hàng tiềm năng hoặc khách hàng rằng bạn thực sự đáng tin cậy và cung cấp một dịch vụ có giá trị.
Thiết kế web đẹp không đồng nghĩa với việc bạn bán được nhiều hàng hơn
Khi kinh doanh, bất cứ cửa hàng hay doanh nghiệp nào cũng cần mặt bằng đẹp để trưng bày hàng hóa, thậm chí mặt bằng còn đóng góp một phần không nhỏ trong việc tăng doanh thu cho cửa hàng. Tuy nhiên, khách hàng của bạn thì sao, liệu họ có chỉ quan tâm đến cửa hàng của bạn có đẹp hay không, điều họ quan tâm nhất là gì? Đó chính là dịch vụ và sản phẩm mà công ty bạn cung cấp: có phù hợp với nhu cầu, vừa túi tiền hay sản phẩm có khác gì với các web đối thủ không…
Hiện nay, chỉ đếm được trên đầu ngón tay các đơn vị thiết kế website đáp ứng được yêu cầu như vậy. Trong các đơn vị này, thì phần mềm bán hàng đa kênh SaleKit được nhiều người sử dụng nhất hiện nay, nhiều chủ shop đang xài website do SaleKit cung cấp.
Tóm lại, để kinh doanh trên website thực sự có hiệu quả thì bạn cần lưu ý đến 2 yếu tố:
- Lựa chọn được một giải pháp thiết kế website chuyên nghiệp, hỗ trợ đầy đủ những tính năng cần thiết.
- Đầu tư phát triển mạnh nội dung website, kết hợp chạy quảng cáo, SEO, bán hàng đa kênh… để tìm kiếm khách hàng mới.
Chỉ khi biết cách khai thác website hữu hiệu nhất, và biết áp dụng công nghệ vào kinh doanh, lúc đó việc kinh doanh trên website mới thực sự mang lại lợi nhuận cho bạn.