Mở siêu thị mini ở nông thôn liệu có lãi?
Trong 5 năm trở lại đây, quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa đang diễn ra mạnh mẽ tại nước ta, nhờ vậy bộ mặt nông thôn đã có nhiều thay đổi, suy nghĩ và thói quen của người dân cũng dần chuyển biến. Các siêu thị mini bắt đầu xuất hiện ở nhiều vùng quê và bước đầu đạt được thành công, mở ra cơ hội mới cho dân khởi nghiệp.
Mở siêu thị mini ở nông thôn chuyện đơn giản nhưng ai cũng kêu khó?
Nếu bạn vẫn còn đang lo lắng có nên mở siêu thị mini ở nông thôn không thì theo phác họa của các công ty nghiên cứu thị trường trong những báo cáo mới nhất có tới 73,1% dân số của nước ta tập trung tại nông thôn, gấp gần 3 lần khu vực thành thị. Điều đáng nói là thu nhập của người tiêu dùng tại nông thôn đã tăng hơn 40% so với các năm trước, điều này cho thấy sức mua của họ cũng được cải thiện. Đây là 2 yếu tố rất quan trọng khi bạn xác định mở siêu thị mini ở nông thôn, vì nó thể hiện tiềm năng của thị trường này.
Người tiêu dùng nông thôn ở thời điểm hiện tại, đã "sang chảnh" khi thích mua hàng chất lượng cao, hàng công ty có thương hiệu thay vì các cơ sở địa phương sản xuất. Họ đang hướng đến các địa điểm mua sắm hiện đại, tiện nghi hơn. Đặc biệt, người tiêu dùng nông thôn hiện rất quan tâm đến thực phẩm đóng gói, sữa và đồ uống, hóa mỹ phẩm chăm sóc gia đình và chăm sóc bản thân. Đây là những mặt hàng thiết yếu và có mặt tại các cửa hàng tạp hóa, mô hình siêu thị mini.
Nói về bản chất, mô hình kinh doanh siêu thị mini tương đối giống với cửa hàng tạp hóa. Nhưng rõ ràng, với hàng loạt các ưu điểm: hàng hóa đa dạng, sản phẩm có giá niêm yết rõ ràng, đảm bảo về chất lượng hàng hóa, khách tự do lựa chọn sản phẩm,… chắc chắn mô hình kinh doanh siêu thị mini sẽ có ưu thế hơn khi cạnh tranh với các cửa hàng tạp hóa hay chợ truyền thống.
Chưa kể, khi mở siêu thị mini ở nông thôn, bạn sẽ tiết kiệm được một số vốn không nhỏ, nhất là chi phí mặt bằng. Tại các thành phố lớn, diện tích cửa hàng rơi vào khoảng 50-100m2. Cửa hàng càng rộng, vị trí càng đẹp thì chi phí mặt bằng càng cao, có khi một tháng cũng rơi vào khoảng 7 - 15 triệu đồng. Ở quê cũng bằng ấy diện tích nhưng số tiền chỉ bằng 1/2 đến 1/3.
Với tiềm năng phát triển của khu vực và sự tăng trưởng của thu nhập cá nhân, khu vực nông thôn đang trở mình thành một thị trường tiềm năng để đầu tư. Mô hình siêu thị mini với các mặt hàng thiết yếu sẽ thu hút sự quan tâm của hầu hết người dân khu vực nông thôn.
>>> Xem thêm: Bán hàng tại cửa hàng để có thêm khiến thức kinh doanh hay nhất.
Thuận lợi và khó khăn khi mở siêu thị mini ở nông thôn
1. Thuận lợi
Tỉ lệ cạnh tranh không cao và chi phí thấp hơn so với mở siêu thị ở thành phố, đặc biệt là mặt bằng và nguồn hàng.
Nhu cầu khách hàng ngày một tăng, đây là điều dễ hiểu vì cuộc sống người dân ngày càng được cải thiện và nâng cao.
2. Khó khăn
Khả năng tiêu thụ hàng hóa thấp: Mật độ dân số tại nông thôn hay các tỉnh miền núi có số thấp hoặc số người trong độ tuổi lao đã đi làm văn ở các thành phố lớn nên tiêu thụ hàng hóa thấp. Tâm lý của người dân vẫn quen mua hàng tại các chợ truyền thống, hay các cửa hàng tạp hóa nhỏ lẻ, mô hình cửa hàng tại chợi truyền thống. Sự cạch tranh với chính tâm lý của người mua hàng sẽ là rảo cản khách hàng tới mua tại siêu thị.
Vận chuyển nguồn hàng khó khăn: Một số nhà sản xuất, nhà cung cấp lớn không vận chuyển hàng hóa tới các vùng nông thôn vì vậy bạn sẽ phải đi lấy hàng trực tiếp hoặc nhập hàng từ đại lý phân phối với giá thành cao hơn. Hạn chế về địa lý cũng khiến không cập nhật được các sản phẩm mới, thịnh hành.
Mở siêu thị mini ở nông thôn thì cần những gì?
1. Chuẩn bị vốn và mặt bằng
Bạn cần có mặt bằng kinh doanh, tốt nhất là với diện tích 50m2 - 100m2 và nguồn vốn khoảng 200 triệu - 300 triệu. Nếu bạn đã có mặt bằng thì chi phí này sẽ giảm từ 5 - 15 triệu/ tháng.
Số vốn trên sẽ chi phí cho các khoản như: Thuê mặt bằng (nếu chưa có); Phí lấy nguồn hàng; Chi phí đầu tư giá kệ bày hàng và các thiết bị khác như máy tính, máy quét mã vạch, trang trí cửa hàng; Chi phí thuê nhân viên,...
2. Bản kế hoạch kinh doanh siêu thị mini
Bạn hãy xây dựng và quản lý cửa hàng bán lẻ 1 cách chặt chẽ. Do đó, Một bản kế hoạch kinh doanh là điều thứ 2 cần thiết khi mở siêu thị mini. Trong bản kế hoạch này sẽ có những phần như:
- Các bước mở siêu thị mini
- Danh sách sản phẩm bày bán
- Cách trưng bày trang trí siêu thị
- Chiến lược marketing bán hàng phát triển siêu thị
3. Cần có nguồn hàng uy tín
Một kinh nghiệm mở siêu thị mini ở quê bạn cần có đó là trước khi mở siêu thị mini, bạn đã phải tìm hiểu các đơn vị, các nhà cung cấp nguồn hàng uy tín có thể cung cấp lấu dài với mức giá tốt, hàng đảm bảo chất lượng. Việc lựa chọn đơn vị cung cấp hàng uy tín rất quan trọng, nếu kinh doanh hàng kém chất lượng sẽ không bền vững và có thể dẫn đến thất bại do mất uy tín với khách hàng.
6 lưu ý để thành công khi mở siêu thị mini ở vùng nông thôn
Sẽ có đôi chút khó khăn khi bạn bắt đầu kinh doanh theo hình thức mới. Nhưng không quá khó nếu bạn kiên trì và phát triển bản thân. Học hỏi kinh nghiệm từ người đi trước là bước đi rút ngắn thời gian lên kế hoạch. Dưới dây là một số kinh nghiệm mở siêu thị mini ở quê mà các nhà kinh doanh nhất định phải biết để quản lý siêu thị thành công:
- Tìm hiểu thị trường trước
Mở một siêu thị mini ở quê là rất tiềm năng nhưng sẽ có sự cạnh tranh với các hình thức bán hàng truyền thống. Nhưng nếu siêu thị của bạn được thiết lập một cách chuyên nghiệp với mặt hàng đa dạng từ khâu sắp xếp hàng hóa, phục vụ khách hàng cũng như có giá thành cạnh tranh, nhiều chương trình ưu đãi thì không phải lo sẽ không có khách. Bên cạnh đó, hãy đặt các sản phẩm liên quan gần nhau, bàn chải đặt cạnh kem đánh răng, sữa tắm đặt cạnh dầu gội, dầu xả....
- Chọn địa điểm tốt
Bạn nên chọn mở cửa hàng ở ven đường quốc lộ, các khu vực trung tâm của huyện, thị xã, hay trên các tuyến đường liên thôn, liên xã. Tùy từng khu vực bạn sẽ chọn địa điểm diện tích phù hợp, nơi tập trung đông dân cư như gần trường học, bệnh viện,… Nếu nhà bạn gần mặt đường, vị trí đẹp thì có thể tận dụng làm mặt bằng kinh doanh luôn để tiết kiệm chi phí. Tuy nhiên, trong trường hợp nhà bạn ở tận trong ngõ sâu thì chớ dại mà mở siêu thị mini ở đó nhé. Chắc chắn sẽ có rất ít người biết đến cửa hàng, đồng nghĩa với việc cũng có ít người mua hàng.
Có một kinh nghiệm mở siêu thị mini ở nông thôn khi chọn địa điểm kinh doanh mà bạn nên nhớ đó là nên ký hợp đồng thuê nhà dài hạn, từ 5 năm trở lên, tránh trường hợp được 1-2 năm, khi đang có lợi nhuận thì lại hết hợp đồng.
- Lựa chọn mặt hàng kỹ càng
Nguồn hàng là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn vốn và doanh thu của bạn. Do đó, bước này cần được bạn đầu tư chính xác và kỹ lưỡng. Khi đã tính toán thị trường đầu ra rồi thì việc tiếp theo là quan tâm tới nhà cung cấp. Giai đoạn đầu khi mới mở cửa hàng, bạn nên liên hệ trực tiếp với các đại lý phân phối, các nhà sản xuất hoặc cửa hàng bán buôn. Bằng cách này bạn sẽ được cung cấp giá sỉ, nhận trực tiếp các ưu đãi về giá, các chương trình quảng cáo, khuyến mại. Bạn có thể lấy sỉ từ nhà phân phối trên các bao bì sản phẩm, hay từ các chợ đầu mối lớn, các công ty hàng tiêu dùng nhanh,…
- Thêm dịch vụ ship hàng
Với khu vực làng xã, bạn có thể mở thêm dịch vụ gia tăng là chuyển hàng đến tận nhà. Dịch vụ này sẽ giúp bạn có mối quan hệ tốt hơn với những khách hàng tiêu dùng lớn. Đảm bảo hơn cho doanh số của siêu thị với những đơn hàng từ những khách hàng thân quen.
- Sử dụng các phần mềm quản lý bán hàng
Kho hàng tại siêu thị mini với vô số các mặt hàng khiến cho việc kiểm soát hàng tồn kho trở nên khó khăn hơn bao giờ hết. Ứng dụng phần mềm quản lý siêu thị mini với tính năng quản lý tồn kho sẽ giúp các siêu thị mini có thể quản lý kho dễ dàng, hiệu quả và chuyên nghiệp hơn.
Với Salekit, bạn sẽ có một công cụ quản lý bán hàng mạnh mẽ để giúp bạn tối ưu hoá quy trình kinh doanh của mình, từ việc quản lý kho hàng, tạo đơn hàng đến quản lý khách hàng và theo dõi doanh thu. Salekit còn cung cấp cho bạn các tính năng báo cáo và phân tích dữ liệu để bạn có thể đánh giá hiệu quả của chiến lược kinh doanh của mình.
Chúng tôi tin rằng Salekit sẽ là một giải pháp hoàn hảo để giúp bạn tăng cường năng suất, tiết kiệm thời gian và tăng doanh thu. Hãy thử nghiệm Salekit ngay hôm nay để trải nghiệm sự tiện ích của nó!
- Tiếp cận các trang mạng xã hội
Trong thời đại công nghệ thông tin phát triển như hiện nay, việc mua sắm online đã không còn xa lạ gì với bất cứ ai. Vậy tại sao bạn không tận dụng cơ hội đó để quảng bá và tăng khả năng nhận diện thương hiệu của mình. Đơn giản thì bạn có thể thành lập Fanpage, hội nhóm Facebook, Zalo, Instagram,…
Đầu tư hơn thì bạn xây dựng website bán hàng cho riêng mình với các chức năng đặt hàng và thanh toán nhanh chóng, tiện lợi. Cách nào cũng sẽ mang lại những hiệu quả tuyệt vời vì thế mà bạn đừng quên phát triển thị trường online nhé.
Tóm lại
Thật dễ dàng để tìm kiếm bất cứ sản phẩm nào bạn cần tại khu trung tâm thành phố đông đúc nhộn nhịp, nhưng ở khu vực nông thôn thì không như vậy. Hy vọng với những chia sẻ trên đây bạn sẽ có quyết định thích hợp khi mở siêu thị mini ở nông thôn.
Salekit phần mềm quản lý bán hàng đa kênh chúc bạn thành công!