Kinh doanh Homestay: Bài toán sẽ không khó nếu bạn nắm chắc những kiến thức sau
Với sự phát triển mạnh của ngành du lịch tại Việt Nam đi cùng với đó là lượng khách du lịch nước ngoài và lượng khách du lịch nội địa tăng trưởng mạnh. Kéo theo đó là cơ hội cho các dịch vụ du lịch phát triển, trong đó có các dịch vụ lưu trú cho khách du lịch. Bên cạnh khách sạn, nhà nghỉ thì một hình thức lưu trú khi du lịch được nhiều người lựa chọn hiện nay chính là homestay bởi sự tiện lợi và không gian sống nổi bật mà nó mang lại.
Đây còn là cơ hội làm giàu cho khá nhiều người muốn khởi nghiệp kinh doanh hiện nay. Tuy nhiên muốn kinh doanh homestay hiệu quả và gặt hái thành công, bạn cần xây dựng một kế hoạch hợp lý giúp thu hút khách hàng đặt phòng homestay và thúc đẩy hoạt động kinh doanh nhanh chóng.
Homestay là gì?
Homestay là một loại hình dịch vụ du lịch xanh hay dựa vào yếu tố công đồng lưu trú tại nhà của người dân địa phương khi khách du lịch đến để khám phá, muốn hòa mình với cuộc sống, tìm hiểm văn hóa của người bản địa thay vì lựa chọn những dịch vụ nhà nghỉ xếp hạng sao hotel hay nhà nghỉ bình dân giá rẻ hostel, Motel hay resort, Bungalow cao cấp…
Ở nước ngoài homestay được hiểu là nhà của người bản địa và dịch vụ nhà nghỉ homestay có nghĩa là người thuê sẽ sống ngay tại nhà của người dân ở địa phương khi họ đặt chân đến đó như một thành viên trong gia đình.
Có thể hiểu homestay là gì? Đó là mô hình nhà nghỉ du lịch dựa vào cộng đồng, lưu trí ở nhà dân nơi khách du lịch đặt chân đến và giúp họ tìm hiểu cũng như quảng bá hình ảnh văn hóa con người địa phương một cách chân thật nhất.
Mô hình dịch vụ homestay chủ yếu phát triển dựa vào các vùng có dịch vụ du lịch truyền thống và hiện nay cũng đang có xu hướng mở rộng tới các trung tâm thành phố để phục vụ cho đối tượng lưu trú là người nước ngoài du lịch bụi…
Tiềm năng kinh doanh homestay
- Tiềm năng du lịch văn hóa trong kinh doanh homestay
Loại hình kinh doanh homestay ở Việt Nam hiện nay chỉ mới được biết đến thời gian gần đây khi mà bên cạnh trào lưu “tây balo” là sự nở rộ của xu hướng “ta balo” hay phượt với mong muốn có nơi lưu trú giá rẻ và được trải nghiệm cuộc sống nơi họ đặt chân đến khám phá. Vì thế những khách sạn, resort sang trọng không phù hợp với nhóm khách du lịch này và chỉ có mô hình xây homestay mới đáp ứng tốt vấn đề về chi phí cũng như mục đích du lịch khám phá và trải nghiệm của họ.
Hiện nay, có thể thấy các dự án xây dựng homestay và đã tồn tại trong thực tế xuất hiện ở rất nhiều nơi từ thành thị tới các khu miền tây, miền núi có văn hóa đặc trưng. Bạn hoàn toàn nhận thấy sự sôi động của loại hình kinh doanh homestay rẻ đẹp như:
Kinh doanh homestay ở Đà Lạt, Hà Nội, Đà Nẵng, Hội An, TP. HCM (Sài Gòn), Vũng Tàu, Nha Trang, Huế, Ninh Bình, Phú Quốc nơi đô thị có nhiều khách du lịch trong và ngoài nước. cho đến các khu vực miền núi với văn hóa và con người khác biệt đều có sự tham gia của mô hình kinh doanh homestay như ở Lạng Sơn, Yên Bái, Hà Giang, Sapa,...
Có thể thấy xây dựng kinh doanh homestay rất có tiềm năng nhờ vào văn hóa và con người Việt ở nhiều vùng miền, tỉnh thành trên cả nước.
- Tiềm năng homestay từ đầu tư
Theo các tư vấn bất động sản từ các chuyên gia thì mô hình kinh doanh homestay có điều kiện phát triển bởi nhu cầu lớn mà trong khi đó bất động sản dùng cho mô hình này không nhiều nên dễ khan hiếm vào mùa cao điểm. Loại hình này không thu hút những đơn vị phát triển chuyên nghiệp bởi thị trường tiềm năng nhưng nhỏ lẻ, mất thời gian quản lý và lợi nhuận không cao so với các loại hình nhà nghỉ , khách sạn cao cấp cùng khu vực…
Vì vậy, kinh doanh homestay đang lại trở thành mảng tiềm năng của những người ít vốn, dân địa phương và thậm chí cả sinh viên thu lời.
- Thu nhập ổn định từ homestay
Lợi nhuận kinh doanh homestay trung bình cho một phòng đơn hoặc một giường thường từ 100.000 cho đến 300.000/ngày đối với mùa thấp điểm, mùa cao điểm có thể giá từ 250.000 cho đến khoảng 600.000/ngày phụ thuộc vào vị trí và các tiện ích.
Vì thế, tính trung bình thu nhập kinh doanh homestay cho thu được khoảng 9 triệu/ giường và mùa cao điểm 18 triệu/giường. Đây là lợi nhuận đủ sức hấp dẫn với những ai học khởi nghiệp kinh doanh homestay kể cả cho sinh viên.
Để kinh doanh homestay cần bao nhiêu tiền?
Kinh doanh homestay bạn sẽ bỏ số vốn ít hơn nhiều so với mở khách sạn hay resort. Tuy nhiên tùy vào mô hình kinh doanh mà bạn phải bỏ số vốn là khác nhau.
1. Mô hình kinh doanh tận dụng chính ngôi nhà của mình
Có thể thấy đây là mô hình đơn giản cũng như tiết kiệm chi phí nhất. Nếu bạn sở hữu một căn nhà có không gian rộng rãi, thoáng mái thì chỉ cần sắp xếp lại bố cục ngôi nhà, trang trí cho gọn gàng bắt mắt là được. Hãy để một phần không gian dành cho gia đình tách biệt hẳn với phần còn lại cho du khách. Khách du lịch sẽ ở cùng với gia đình bạn, vì thế hãy tính toán diện tích ở cho khách sao cho hợp lý nhất mà không gây ra sự bất tiện.
Để homestay thu hút được nhiều khách đòi hỏi bạn phải trang bị đầy đủ tiện nghi và dịch vụ. Các khoản đầu tư để tạo ra một không gian đầy đủ trang thiết bị như bếp nấu ăn, bình nóng lạnh, máy giặt, tủ lạnh, chăn màn… cho khách hàng khoảng 50-70 triệu đồng.
2. Đi thuê nhà để kinh doanh homestay
Nếu không có đủ diện tích cho khách du lịch thì để kinh doanh bạn phải đi thuê lại nhà, lúc này số vốn để đầu tư sẽ khá lớn. Các chi phí bạn phải bỏ ra bao gồm tiền thuê nhà hàng tháng, phí sửa chữa, phí mua thiết bị, nội thất và trang hoàng cho căn nhà đó. Do đó, nếu xác định kinh doanh homestay theo mô hình này thì bạn phải tính toán thật kỹ lưỡng các chi phí bỏ ra để có kế hoạch thu hồi vốn hợp lý. Bạn cũng nên xác định kinh doanh dài lâu hay ngắn hạn để để ký kết hợp đồng thuê nhà cho phù hợp.
Một căn nhà lý tưởng để kinh doanh homestay sẽ phải đạt tiêu chí rỗng rãi thoáng mát với diện tích khoảng 70 - 100m2. Căn nhà phải có tối thiểu 1 phòng khách, 2 phòng ngủ, 1 phòng vệ sinh. Thêm vào đó, bạn cũng cần trang bị đầy đủ đồ dùng tiện nghi như tivi, tủ lạnh máy giặt, bếp nấu,... và dụng cụ sinh hoạt bao gồm chăn màn, ga gối,... cho căn nhà. Như vậy, tổng chi phí cho mô hình kinh doanh này sẽ rơi vào khoảng vài trăm triệu đồng tùy vào khả năng tài chính của bạn.
Những chi phí phát sinh khi kinh doanh
Để kinh doanh homestay hiệu quả ngoài đầu tư xây dựng, sửa chữa căn nhà, tiền mua sắm đồ dùng, nội thất thì bạn phải lưu ý một số chi phí phát sinh như sau:
1. Phí thuê người thiết kế
Nếu bạn là một người không có mắt thẩm mỹ để tự tay mình thiết kế homestay theo ý thích thì chắc chắn bạn sẽ cần một người kiến trúc sư giỏi làm điều này. Thuê người thiết kế cho căn nhà có tính thẩm mỹ cao và tạo sự thích thú cho khách hàng thì sẽ tốn một khoản chi phí từ 30 - 40 triệu đồng.
2. Phí mua đồ dùng trang trí
Để homestay được đẹp, độc đáo và tạo ấn tượng thích thú cho khách hàng thì bạn nên trang trí cho căn nhà thật tỉ mỉ, chăm chút từng chi tiết, từng vật dụng nhỏ. Những đồ trang trí bạn lựa chọn sẽ phải phù hợp với phong cách thiết kế tổng thể của homestay.
3. Tiền thuê nhân viên
Trong quá trình kinh doanh homestay có quá nhiều công việc mà bạn không thể quán xuyết hết tất cả. Vì vậy, để hoạt động kinh doanh được diễn ra thuận lợi nhất thì bạn nên thuê thêm một vài nhân viên. Người nhân viên sẽ có trách nghiệm thực hiện các công việc như dọn dẹp vệ sinh, chăm sóc khách hàng,... Mức tiền lương cho nhân viên trung bình sẽ rơi vào khoảng 4 - 7 triệu/ người.
Ngoài ra, có thêm nhân viên thì bạn phải đảm bảo nhiệm vụ quản lý công việc của họ được sát sao nhất. Bằng cách sử dụng phần mềm quản lý nhà nghỉ bạn có thể dễ dàng quản lý nhân viên một cách chuyên nghiệp nhất.
4. Chi phí cho Marketing
Dù homestay của bạn có đẹp, sở hữu vị trí đắc địa, chất lượng phục vụ tốt nhưng nếu không nhiều người biết đến thì việc kinh doanh cũng trở nên vô nghĩa. Chính vì vậy bạn cần chi một khoản đầu tư lớn cho việc quảng bá thương hiệu, đưa homestay của bạn đến đông đảo khách du lịch.
Để truyền thông hiệu quả, bạn có thể quảng bá homestay trên các diễn đàn du lịch, ẩm thực, liên kết với trang booking trực tuyến hay các trang du lịch nổi tiếng như Skydoor, bookbon, Tripadvisor... Mức giá quảng cáo trên các trang này thường vào khoảng 2 đến 3 triệu đồng một tháng. Bạn cũng nên kết hợp chạy quảng cáo thông qua các kênh có nhiều người dùng như Facebook, Instagram, Youtube,...
Một số ý tưởng mô hình homestay độc đáo
Chắc hẳn bạn đã biết rằng trong bối cảnh “người người làm homestay, nhà nhà kinh doanh homestay” như hiện nay, nếu muốn thu hút được khách hàng, homestay của bạn phải thật độc đáo. Vậy bạn đã có ý tưởng gì cho homestay của mình chưa?
Bài viết liên quan: Vì sao bạn khởi nghiệp kinh doanh homestay thất bại
1. Homestay trên cây
Mô hình này có thể khá lạ lẫm ở Việt Nam nhưng lại rất phổ biến ở các nước phương Tây và được các du khách nước ngoài đặc biệt yêu thích. Lý do là nó mang lại trải nghiệm hoang sơ và chinh phục thiên nhiên cho du khách.
Mặc dù vậy, không dễ để xây dựng homestay kiểu này bởi nó định vị ở trên cây nên đòi hỏi phải thiết kế rất chắc chắn để đảm bảo an toàn.
Ở Việt Nam, không dễ tìm được một đội ngũ có thể thi công được công trình này. Ngoài ra, chi phí cũng tốn kém hơn so với các loại hình homestay khác.
2. Homestay nhà sàn
Nhà sàn là một trong những công trình kiến trúc đặc sắc, gây ấn tượng mạnh mẽ nhất với du khách nước ngoài khi đến thăm Việt Nam. Đó là lý do tại sao nhiều người quyết định chọn kiến trúc này cho homestay của mình.
homestay nhà sàn thường được xây dựng ở những vùng núi ở Việt Nam như Mộc Châu, Hà Giang… trong một khu đất trống thuộc quản lý của chủ nhà. Khuôn viên bên ngoài xanh mát, cho phép du khách gần gũi hơn với thiên nhiên. Bên trong nhà sàn có đầy đủ chăn, ga, gối, đệm phục vụ du khách. Cả đoàn khách sẽ ăn ngủ cùng nhau và có thể nấu nướng cùng chủ nhà nếu muốn. Trải nghiệm lưu trú tại mô hình homestay này sẽ giúp du khách hiểu hơn về cuộc sống sinh hoạt của người dân vùng cao.
Ngoài ra, với mô hình homestay nhà sàn, chủ đầu tư có thể dễ dàng mở rộng công việc kinh doanh bằng cách xây dựng thêm các nhà sàn ở liền kề trong khuôn viên.
3. Homestay miệt vườn miền Tây
Mô hình homestay này rất phù hợp cho những du khách muốn trải nghiệm cuộc sống dân dã của miền Tây sông nước.
Ưu điểm của mô hình này là dễ xây dựng và chi phí thấp do vật liệu chủ yếu là nhà tranh, vách đất, mái lá, gỗ, tre, nứa… Tuy nhiên, để tạo ra sự độc đáo thì chủ homestay cần đầu tư cho không gian sân vườn. Những hàng dừa rợp bóng, ao sen thơm ngát hay chùm chôm chôm sai trĩu là nét rất riêng của miền Tây sông nước.
Bên cạnh đó, chủ homestay cũng cần quan tâm đến việc cung cấp các trải nghiệm dân dã cho du khách như: câu cá trên sông, nướng cá, hái dừa…
4. Homestay kiểu kiến trúc truyền thống cổ xưa
Mô hình homestay này dành cho những du khách muốn trải nghiệm cuộc sống của cha ông ta thời xa xưa, gắn liền với “cây đa, giếng nước, sân đình”.
Nhà truyền thống cổ thường làm bằng gỗ, nền đất, được lợp mái lá hoặc mái ngói với những hàng cột ở hiên rất chắc chắn mang lại sự kiên cố cho căn nhà. Mặc dù trông đơn sơ nhưng những căn nhà của quan lại thời xưa được làm toàn bộ từ gỗ nguyên khối nên rất đắt giá và vẫn còn tồn tại đến tận ngày nay. Tuy nhiên, với những homestay mô phỏng nhà truyền thống cổ, ít ai dám đầu tư toàn bộ bằng gỗ nguyên khối bởi rất tốn kém. Thường thì chủ đầu tư sẽ chỉ làm mái lá hoặc mái ngói và dùng nhiều tre, nứa kết hợp với gỗ.
5. Homestay container
Mô hình homestay này đặc biệt thu hút giới trẻ bởi kiểu dáng kỳ lạ, nhỏ gọn khi nhìn từ bên ngoài vào nhưng vẫn mang lại cảm giác rộng rãi, thoải mái khi vào bên trong.
Căn nhỏ có diện tích khoảng 13 – 15 m2, chứa được 1 giường, 1 phòng tắm cho 2 người ở. Căn trung bình có diện tích khoảng 18 – 20 m2, chứa tối đa được 2 giường, 1 phòng tắm cho một gia đình nhỏ gồm 4 người. Căn lớn có diện tích từ 25 m2 trở lên, chứa tối đa từ 3 – 4 giường, 1 phòng tắm cho một tập thể 6 – 8 người.
6. Homestay kiểu tổ chim
Mô hình homestay này rất phù hợp với những cặp đôi tình nhân do nó tượng trưng cho tổ ấm.
Bên cạnh đó, chi phí đầu tư xây dựng cũng tương đối rẻ. Mái thường được thiết kế theo hình vòm cong, được lợp lá, tôn cuốn dây leo hoặc bằng ván gỗ.
7. Homestay kiểu ống
Những homestay hình ống rực rỡ sắc màu đã trở nên khá phổ biến ở những khu du lịch nổi tiếng như SaPa, Mộc Châu, Đà Lạt, Vũng Tàu… Với cách thiết kế đẹp – độc – rẻ, những homestay hình ống là mô hình lưu trú nhiều chủ đầu tư lựa chọn để kinh doanh phát triển du lịch.
Thiết kế mô hình homestay độc đáo hình ống tựa như những thùng phuy này không khó khăn, vật liệu ống làm bằng bê tông, ván gỗ… và cửa được làm bằng kính khung nhựa. Để trang trí cho những chiếc ống này, chủ đầu tư có thể sơn thành các màu sắc đẹp rực rỡ và đặt những chậu hoa bên ngoài cửa. Bên cạnh những chiếc ống tách rời, hiện nay còn có mô hình homestay độc đáo làm âm tường trong các tường đá, đất…để tạo sự mới mẻ thích thú hơn cho khách du lịch.
Mỗi ống có đường kính 2,5m, chiều dài hơn 3m, giường ngủ rộng 1m6. Có đầy đủ tiện nghi cần thiết như tủ lạnh mini, máy quạt, bàn nhỏ uống trà, hệ thống thông khí lấy gió tự nhiên, hộc đựng quần áo, nếu đường kính rộng còn có thêm cả nhà vệ sinh khép kín vô cùng tiện lợi.
Tạm kết
Bài viết trên đây đã chỉ ra rõ tiềm năng, những chi phí ban đầu phải bỏ ra nếu bạn xác định theo đuổi kinh doanh homestay, trong bài viết tiếp theo, Phần mềm quản lý bán hàng Salekit sẽ tiếp tục đưa ra những khó khăn, rủi ro cũng như những kinh nghiệm được đúc kết từ những người đi trước để có thể kinh doanh homestay đạt được hiệu quả tốt nhất.