Nên sử dụng hình thức quảng cáo nào của 'ông lớn' Google: AdWords hay Shopping?

Nên sử dụng hình thức quảng cáo nào của 'ông lớn' Google: AdWords hay Shopping?

Đối với những nhà kinh doanh hay Marketer ở Việt Nam việc sử dụng quảng cáo của Google để đưa mặt hàng, dịch vụ tiếp cận khách hàng là một lựa chọn đúng hướng. Có 2 lựa chọn dành cho dân kinh doanh đó là quảng cáo bằng Google Ads (trước đây gọi là Google AdWords) và Google Shopping. 

Thoạt nhìn thì bạn sẽ thấy 2 hình thức quảng cáo này khá giống nhau. Cả 2 đều cho phép bạn trả tiền cho mỗi hiển thị hoặc số click chuột. Giá của quảng cáo PPC sẽ được tiết kiệm nếu như bạn biết mẹo và kỹ thuật để sử dụng nó. Bên cạnh đó, giữa 2 hình thức quảng cáo này cũng có những điểm khác biệt quan trọng mà bạn cần phải nắm được khi đứng giữa việc lựa chọn hình thức quảng cáo cho doanh nghiệp.

so sánh 2 hình thức quảng cáo Google Ads và Google ShoppingĐặc điểm khác nhau cơ bản của hai hình thức quảng cáo Google Shopping và Google Ads Search

Nếu bạn là người mới và đang phân vân không biết nên chọn cái nào vì ngân sách dành cho chạy quảng cáo của bạn còn hạn hẹp thì hãy tham khảo bài viết này nhé, SaleKit sẽ phân tích và so sánh 2 hình thức quảng cáo để bạn có thể chọn ra phương án hiệu quả nhất cho việc kinh doanh của bạn.

Khái niệm

#Google Shopping

Google Shopping (trước đây là Quảng cáo danh sách sản phẩm Google hay PLAs) cho phép doanh nghiệp sở hữu website có thể đặt mức chi phí cho mỗi nhấp chuột theo mong muốn của họ để hiển thị quảng cáo danh sách sản phẩm của doanh nghiệp đó ở những vị trí đầu tiên trên trang kết quả tìm kiếm của Google. Điều này cho phép bạn đấu giá thầu cho từng sản phẩm, từng nhóm sản phẩm, danh mục và ngân sách hằng ngày của bạn.

so sánh 2 hình thức quảng cáo Google Ads và Google Shopping

Quảng cáo Google Shopping có hình ảnh sản phẩm trực diện và nổi bật. Còn quảng cáo Google Ads thì không có.

Không cần phải thiết lập quảng cáo bằng chữ hoặc đấu giá thầu trên từng từ khoá.

Thường sẽ dẫn đến website thương mại của doanh nghiệp, nơi có danh mục nhiều thông tin và đa dạng sản phẩm.

#Google Ads

Google Ads Search (trước đây là Google AdWords) cho phép doanh nghiệp sở hữu website đấu giá thầu trên từng từ khoá cụ thể để hiển thị quảng cáo của bạn ở những vị trí đầu trên trang tìm kiếm của Google.

Thường được sử dụng cho cả website thương mại và các doanh nghiệp có cửa hàng.

Dẫn tới website mà không cần số lượng lớn danh mục sản phẩm

Cho phép kiểm soát nhiều hơn các thông điệp quảng cáo, thông tin bán hàng, định hướng thương hiệu.

so sánh 2 hình thức quảng cáo Google AdWords và Google Shopping

Cách thức hiển thị quảng cáo

Google Shopping còn khá mới mẻ ở Việt Nam và hiện nay cũng được rất nhiều doanh nghiệp sử dụng để quảng cáo sản phẩm. Nếu Google Ads hiện thị quảng cáo dưới dạng văn bản thì quảng cáo mua sắm hiển thị dưới dạng hình ảnh có kèm theo thông tin về sản phẩm, cửa hàng,…

Tất cả các kết quả trả về từ SEO hay từ Google Adwords đều nằm ở vị trí bên dưới so với quảng cáo mua sắm. Phần hiển thị quảng cáo của Google Shopping sẽ không đi kèm đoạn mô tả ngắn như ở quảng cáo Google Adwords hay SEO. Nhưng thay vào đó, phần hình ảnh sẽ làm nổi bật mẫu quảng cáo.

Đây là sự khác biệt đầu tiên giữa Google Shopping và Google Adwords. Cũng có thể nói đây là một lợi thế khi bạn chạy quảng cáo mua sắm.  Hiển thị quảng cáo như vậy khiến khách hàng có thể có nhiều thông tin về sản phẩm, doanh nghiệp và có sự so sánh giá cả. Chính vì thế mà quảng cáo mua sắm có lượng khách hàng chất lượng hơn so với Adwords.

>>> Đọc thêm: https://salekit.com/blog/7-loi-sai-khi-chay-quang-cao-tren-Google-AdWords.html

Chi phí quảng cáo

Cả Google Shopping Google Adwords đều có cách tính chi phí giống nhau. Đó chính là chi phí tính trên mỗi lượt nhấp chuột của khách hàng vào quảng cáo (hay còn gọi là CPC). Tức là khi quảng cáo hiển thị và khách hàng nhấp vào đường Link trỏ về website của bạn thì lượt nhấp đó được tính phí. Còn nếu quảng cáo chỉ hiển thị mà không nhấp chuột thì không bị tính phí.

Khi sử dụng quảng cáo trưng bày thì chi phí được tính trên mỗi lượt tương tác (CPE). Có nghĩa là khi khách hàng mqoqr rộng quảng cáo xem thêm và nhấp chuột thì được tính phí còn nếu không thì Google không tính phí. Google Shopping theo thống kê đã giúp các nhà bán lẻ tiết kiệm đến 25% CPC cho các chiến dịch quảng cáo. Không những thế nó còn tăng đến 35% tỷ lệ Click chuột vào quảng cáo.

so sánh 2 hình thức quảng cáo Google Ads và Google Shopping

Doanh nghiệp bạn nên sử dụng loại hình quảng cáo nào là phù hợp? 

Câu trả lời đó là phụ thuộc và tình hình doanh nghiệp bạn. Xét về tổng thể, đây là 2 hình thức cùng chung một nhà sở hữu đó là Google. Nhưng trong giai đoạn hiện nay, khi nhu cầu thông tin được đẩy mạnh và ưu tiên nâng cao trải nghiệm người dùng thì Google Shopping đang nắm lợi thế. Quảng cáo mua sắm mang lại những kết quả rõ ràng hơn rất nhiều so với Adwords.

Dưới đây là một số điều bạn nên cân nhắc khi đưa ra quyết định giữa giải pháp quảng cáo Google Shopping và Google Ads Search:

- Google Shopping sẽ hiệu quả hơn cho website của bạn khi doanh nghiệp bạn cung cấp một số lượng sản phẩm đủ lớn và đa dạng. Ví dụ như, nếu website bạn bán 1,000 sản phẩm, bạn có thể thực thi chiến lược quảng cáo cho mỗi một dòng sản phẩm, với trang landing page cho từng sản phẩm có đầy đủ thông tin chi tiết. Trong trường hợp này, việc thiết lập quảng cáo Google Ads phức tạp hơn rất nhiều và tốn nhiều thời gian trong việc quản lí.

- Quảng cáo cost-per-click (CPC) Google Shopping có tỉ lệ nhấp chuột cao hơn đáng kể. Trong khi trữ lượng và doanh thu tăng lên, việc có nhiều click hơn đồng nghĩa với việc bạn sẽ phải đầu tư ngân sách vào quảng cáo nhiều hơn. Chúng cũng có thể ít tốn kém hơn cho mỗi cú nhấp chuột, nhưng sự cạnh tranh là điều không thể tránh khỏi.

- Quảng cáo cost-per-click (CPC) Google Ads sẽ hiệu quả hơn nếu dùng cho mục tiêu định vị thương hiệu, truyền tải thông điệp và chương trình khuyến mãi.

>>> Đọc thêm: https://salekit.com/blog/su-dung-google-ads-nhu-nao-de-kinh-doanh-hieu-qua.html

Lời khuyên khi lựa chọn hình thức quảng cáo 

Để có thể lựa chọn hình thức quảng cáo phù hợp, bạn cần cân nhắc đến các yếu tố như:

- Tổng chi phí dành cho các chiến dịch quảng cáo.

- Hiệu quả hướng đến mà quảng cáo mang lại.

- Loại hình và mặt hàng kinh doanh của doanh nghiệp

Quảng cáo Google Shopping Google Ads Search có những điểm nổi bật và ưu điểm riêng cho từng mục đích khác nhau, thế nên quyền quyết định và sự thành công của chiến dịch quảng cáo còn phụ thuộc rất lớn vào doanh nghiệp của bạn.

Salekit chúc bạn thành công!