Muốn giàu khi kinh doanh nhà hàng ăn uống cần bí quyết gì?

Muốn giàu khi kinh doanh nhà hàng ăn uống cần bí quyết gì?

Kinh doanh nhà hàng ăn uống với muôn hình vạn trạng tạo ra nhiều điều bí ẩn và hào nhoáng. Ngày càng có nhiều loại nhà hàng xuất hiện để đáp ứng nhu cầu ăn uống đa dạng của con người. Nhà hàng chính là một cỗ máy sản xuất và nếu không nhìn nhận theo cách này, bạn khó mà thành công được.

Nhiều người có ý định mở nhà hàng sau khi cùng người thân hay bạn bè đến một nhà hàng đông khách nào đó. Họ nghĩ rằng với số lượng khách và mức giá như thế, hẳn ông bà chủ tha hồ mà hốt bạc. Nhưng bạn có biết rằng, kinh doanh nhà hàng chính là một trong những công việc khiến tiền bạc “đội nón” ra đi nhanh nhất không? Làm thế nào để thành công trong kinh doanh nhà hàng là vấn đề hóc búa không chỉ đối với bạn mà còn với cả những người có kinh nghiệm lâu năm trong nghề. 

Cùng Salekit tìm hiểu nhé !

kế hoạch kinh doanh nhà hàng

Vậy để có thể "tồn tại" trong cuộc chiến khốc liệt này bạn cần phải nắm được những điều tiên quyết khi bắt đầu thực hiện kế hoạch kinh doanh nhà hàng.

Huy động nguồn vốn cần thiết để bắt đầu công việc kinh doanh

Thực tế rất khó có thể đưa ra ngay câu trả lời cho câu hỏi: cần bao nhiêu vốn để mở nhà hàng. Bởi vì con số này tùy thuộc vào quy mô, địa điểm, hình thức kinh doanh và các loại thức ăn phục vụ.

  • Ví dụ: Với số vốn tương đối khoảng 500 triệu đồng, bạn có thể đầu tư nhà hàng Việt Nam, nhà hàng Âu, chuyên món Ý, nhà hàng Fastfood, nhà hàng Trung Hoa với nhiều cấp độ sang trọng hay bình dân. Với một khoản đầu tư khiêm tốn chỉ từ 100 triệu đổ lại, bạn có thể mở quán gà, bò, bia hơi, lẩu,…

Bạn sẽ phải tính toán trước ít nhất là hai khoản chi phí cho nhà hàng của mình: chi phí ban đầu và chi phí sau khai trương.

Bạn hãy lên kế hoạch lượng vốn cần cho hoạt động của nhà hàng trong 6 – 9 tháng kể từ khi bắt đầu kinh doanh. Bạn sẽ ngạc nhiên về tốc độ tăng nhanh chóng mặt của các khoản chi và thời gian cần để có thể giữ chân khách hàng và dần hoàn vốn lâu như thế nào. 

bí quyết kinh doanh nhà hàng thành công

Với chi phí sau khai trương, bạn nên dành một lượng vốn nhất định cho các khoản chi tiêu cho 3 tháng sau khi nhà hàng đã đi vào hoạt động. Nguồn kinh phí đó sẽ giúp bạn duy trì hoạt động của nhà hàng cho đến khi công việc kinh doanh khá hơn. Thời gian vài tháng sau khi mở cửa là thời gian đệm để khách hàng làm quen với một nhà hàng mới đi vào hoạt động.

Nhiều nhà hàng đã phải đối mặt với vô vàn khó khăn không thể lường trước sau buổi khai trương hoành tráng và tràn đầy tin tưởng. Đó là tình trạng nguy ngập về vốn. Thiếu vốn mọi hoạt động của bạn sẽ bị đình trệ, các ý tưởng kinh doanh của bạn dù hay ho đến đâu cũng không thể thực hiện được.

Rất nhiều người chủ nhà hàng sử dụng khoản tiền dự trữ và bắt đầu vung tay quá trán bởi tâm lý tự tin thái quá về sự thành công lâu dài của nhà hàng. Đó là lý do nhiều nhà hàng hiện nay phải đóng cửa. Đừng để thành công bước đầu làm mờ mắt bạn. Thành công thực sự chỉ được quyết định trong những năm sau đó mà thôi.

Hãy luôn bổ sung, cập nhật kiến thức về lĩnh vực kinh doanh nhà hàng

Để quản lý nhà hàng đạt hiệu quả cao là rất khó, để vươn lên dẫn đầu trong lĩnh vực này càng khó hơn do số lượng nhà hàng ngày càng nhiều đã tạo sự cạnh tranh khốc liệt. Kinh doanh nhà hàng mang tính đột biến cao, lượng khách có khi ít nhưng có lúc quá tải, đòi hỏi người quản lý phải linh hoạt trong điều hành.

Với tư cách là chủ/quản lý nhà hàng, bạn đóng một vai trò quan trọng trong các khâu, từ lúc lên kế hoạch, xây dựng cho đến việc tuyển chọn nhân viên, lên thực đơn… của nhà hàng. Công việc này không chỉ đòi hỏi ở bạn lòng say mê mà còn cả kiến thức sâu rộng về mọi mặt. Để đối phó được các yếu tố gây bất lợi, ngoài việc có trình độ chuyên môn cao, khả năng tương tác làm việc giữa con người với con người, kỹ năng về tư duy, thì người quản lý nhà hàng phải trang bị bốn nhóm kiến thức cơ bản:

  • Người quản lý phải hiểu rõ thực đơn và bảng rượu để khi khách hàng yêu cầu, có thể đáp ứng ngay lập tức, hoặc thay đổi thực đơn theo định kỳ, có thể cùng bếp trưởng thực hiện một thực đơn hấp dẫn, lôi cuốn.
  • Kiến thức về tổ chức và quản lý bao hàm sự sáng tạo, kinh nghiệm và thẩm mỹ, để từ đó đưa ra một phong cách cho nhà hàng, giữ được chân người giỏi,… Người quản lý phải thiết lập được chính sách đem lại lợi ích cho nhân viên và khách hàng và quy trình để đạt được lợi ích đó.
  • Kiến thức về tài chính để tính toán điểm hòa vốn, hiệu quả đầu tư.
  • Kiến thức về Marketing giúp cho người quản lý định vị được nhà hàng của mình đang đứng ở đâu; xác định đối tượng khách hàng chính mà mình phục vụ là ai. Những xu hướng thị trường trong tương lai là gì? Doanh nghiệp nào có đội ngũ tiếp thị giỏi, sáng tạo, đón đầu được xu hướng trong tương lai thì sẽ nắm phần thắng. Thách thức ở đây là phải bỏ nhiều tiền bạc và thời gian để duy trì những tiêu chuẩn và tạo khoảng cách với những đối thủ đang bám sau lưng.

mở nhà hàng

Do vậy, trong bối cảnh cạnh tranh hiện nay, tiêu chí thuê người quản lý là phải nắm vững bốn nhóm kiến thức trên. Riêng người đầu tư nhà hàng còn phải có thêm sự tự tin bởi nếu thiếu đi yếu tố này nhà đầu tư dễ thoái lui trước các thách thức. Nếu có sự tự tin, nhà đầu tư sẽ nhận thấy trong thách thức luôn luôn ẩn chứa cơ hội. Chẳng hạn, trong quá trình kinh doanh nhà hàng, bạn sẽ phát hiện ra những khoảng trống kinh doanh mà chưa ai để ý đến như dịch vụ giặt ủi khăn ăn…

Ở bước đầu định hướng kinh doanh, bạn nên tham khảo ý kiến của các chuyên gia trong ngành, các chủ nhà hàng mà bạn quen biết, bạn nên đi ăn nhiều ở các nhà hàng để đúc kết các nhận xét…

Xây dựng một menu hoàn hảo cho quán ăn

Khi bắt đầu xây dựng menu cho quán, bạn cần xác định trước phong cách quán là gì? Đối tượng mình nhắm tới là ai, khả năng tiêu tiền cho một bữa ăn của họ? Bạn cần đảm bảo rằng menu của bạn đủ sức hấp dẫn với tệp khách hàng mục tiêu của mình.

Bạn cần giữ menu của mình ở một trạng thái cân bằng nhất định, không có quá ít món để đánh mất sự đa dạng trong đồ ăn của quán. Điều này thì ít ai phạm phải, nhưng nếu xét ngược lại, rất nhiều nhà hàng có nhồi nhét thật nhiều món ăn vào trong menu, đó là sai lầm rất lớn.

kinh doanh nhà hàng

Khách hàng sẽ gặp trở ngại trong quá trình chọn món bởi.. họ chẳng biết chọn gì, khách hàng lúc đó thường có xu hướng chọn những món mà họ đã từng ăn.

Ngoài ra công đoạn bạn chuẩn bị cho đầy đủ các đồ trong menu cũng sẽ tốn rất nhiều thời gian, công sức và chi phí.

Một đầu bếp có tiếng tại Việt Nam từng nói với tôi rằng “một đầu bếp 5 sao chưa chắc đã có thể mở được nhà hàng”. Đơn giản vì, để quản trị được nhà hàng, bạn cần vô số các kỹ năng như quản lý: bar, bếp, marketing, sales...  chứ không chỉ cần mỗi nấu ăn ngon.

Kỹ năng quản lý nhà hàng hoàn toàn có thể áp dụng trong các hoạt động kinh doanh dịch vụ khác, như mở quán trà chanhkinh doanh trà sữa, kinh doanh bánh ngọt

Đừng quên phải có sẵn chiến lược marketing hoàn hảo

kinh doanh nhà hàng

Ngoài những việc quan trọng cần chuẩn bị trên đây thì yếu tố giúp kinh doanh thành công nữa chính là yếu tố marketing. Bạn không thể kinh doanh thành công nếu chưa tìm hiểu về marketing. Có rất nhiều cách khác nhau để giúp bạn quảng bá nhà hàng một cách hiệu quả, từ online đến offline. Bạn không nên bỏ qua phương pháp Marketing truyền miệng bởi đây là phương pháp được giới nghiên cứu đánh giá là rất hiệu quả. Khi quảng bá nhà hàng, bạn cần phải chú trọng đến thông điệp truyền tải, làm sao để nó thật sự khác biệt so với các đối thủ cạnh tranh, tạo được sự ấn tượng, nhắc nhớ cho khách hàng.

Xem thêm: Cẩm nang lập kế hoạch kinh doanh từ A-Z

Chọn lựa đội ngũ nhân viên tốt

Nhân sự cũng là yếu tố đặc biệt quan trọng làm nên sự thành công của nhà hàng cho nên việc tuyển dụng nhân viên cần phải được chú trọng ngay từ ban đầu. Tùy thuộc vào quy mô của nhà hàng mà bạn sẽ lên danh sách các vị trí cần tuyển. Nếu cần tuyển dụng người quản lý nhà hàng thì bạn phải tuyển trước ít nhất là 1 tháng trước khi nhà hàng được khai trương để họ tư vấn, hỗ trợ tuyển dụng các vị trí còn lại. Một quản lý nhà hàng giỏi sẽ giúp tình hình kinh doanh hiệu quả và các nhân viên trong nhà hàng yên tâm làm việc.

kinh doanh quán ăn

Hơn tất cả là họ đại diện cho thành công của chính việc kinh doanh nhà hàng. Nhân viên bưng bê thô lỗ, thiếu chuyên nghiệp đi kèm với bếp trưởng thiếu kỹ năng, phụ bếp chậm chạp lười biếng sẽ dẫn đến những hậu quả khó lường.

Ngay lập tức biến những trải nghiệm tốt của khách hàng thành những điểm trừ tệ hại mà họ không bao giờ quên.

Các chủ nhà hàng thường gặp khó khăn trong việc tìm người giỏi. Nhưng họ đều thừa nhận, việc đào tạo đội ngũ cũng đòi hỏi sự tỉ mỉ, tinh tế vô cùng. Kết hợp “nhu” và “cương” hợp lý như bất cứ một CEO của tập đoàn nhất nhì thế giới kia, bạn sẽ khiến nhân viên của mình trung thành, và luôn đi chung tầm nhìn và đam mê của bạn.

Thiết kế không gian và nội thất phù hợp với phong cách nhà hàng

Tôi không chắc điều này có đúng với tất cả mọi người hay không, nhưng tôi luôn cảm thấy rất tiếc khi ăn ở những nhà hàng có đồ rất ngon. Nhưng không gian xung quanh kì cục đến nỗi tôi sẽ không bao giờ dẫn bất cứ ai tới. Chẳng hạn như nhà hàng đồ ăn Nhật Bản nhưng phong cách trang trí lại theo kiểu Cao Bồi Mexico… Điều đó làm cho khách hàng không thể tận hưởng các món ăn một cách hoàn hảo nhất.

Nếu như bạn đang cố gắng xây dựng một nơi mà người khác đến, tận hưởng những không gian thoải mái, ấm cúng cùng gia đình, bạn bè, hoặc cả đối tác kinh doanh của họ nữa, thì đây là lúc bạn cần có sự đầu tư nghiêm túc vào vấn đề nội thật.

Từ màu sơn tường, ánh sáng từ đèn, các vật dụng xung quanh đều cần sự hài hòa nhất định. Đặc biệt nhất là màu sắc không gian bao trùm và bố cục của sự sắp xếp bàn ghế.

Xem thêm: Mục kế hoạch kinh doanh để biết thêm nhiều thiết kế không gian và nội thất phù hợp với nhà hàng của mình nhé !

kinh doanh nhà hàng

Phong cách – tiện dụng chính là 2 yếu tố làm nên một không gian nhà hàng tiêu chuẩn. Với khu dành cho khách, dựa trên những sở thích của đối tượng khách hàng mục tiêu, bạn cần bàn bạc với người thiết kế làm sao bố trí không gian, nội thất vừa tạo được phong cách riêng biệt của nhà hàng nhưng phải phù hợp với thị hiếu của khách hàng. Việc thiết kế không gian cho khu bếp cũng cần được quan tâm sao cho thật thuận lợi để không làm cản trở quá trình làm việc cho các nhân viên bếp, đầu đếp.

Lời khuyên là thay vì sử dụng ánh sáng trắng, bạn nên chọn ánh đèn vàng, để tạo cảm giác thân mật và ấm cúng. Nếu bạn có đủ nguồn lực, hãy tìm tới những nhà thiết kế nội thất chuyên nghiệp, bởi họ sẽ đưa cho bạn những lời khuyên về trang trí nhà hàng chính xác nhất.

Cuối cùng, cân nhắc Instagram như một công cụ marketing miễn phí cho những góc của quán bạn. Nếu quán bạn đẹp, nhiều góc “sống ảo”, sao không để khách hàng chia sẻ chúng một cách dễ dàng hơn.

Tạm kết

Kinh doanh nhà hàng là câu chuyện muôn hình vạn trạng dưới góc nhìn của nhiều người khi bước chân vào thị trường tiềm năng này. Điều quan trọng nhất cần thiết để duy trì việc kinh doanh nhà hàng ăn uống được suôn sẻ, bền vững là mỗi chủ quán phải có sự đầu tư nghiêm túc với ý tưởng ngay từ đầu và kiên định với lựa chọn của mình. Bởi lẽ, kinh doanh là một cuộc chiến chứ không phải cuộc chơi, nhất là trong ngành F&B.

Phần mềm quản lý bán hàng  Salekit chúc bạn thành công !

Bài liên quan