Mở đại lý sữa cần những gì? Kinh nghiệm mở đại lý sữa cho người mới kinh doanh

Mở đại lý sữa cần những gì? Kinh nghiệm mở đại lý sữa cho người mới kinh doanh

Việt Nam là một quốc gia đông dân với cơ cấu dân số trẻ, mức tăng dân số cao khoảng 1,2%/ năm. Bên cạnh đó, thu nhập của người Việt đang có những cải thiện rất tích cực. Đây là lý do để Việt Nam trở thành thị trường tiêu thụ sữa tiềm năng. Thêm vào đó, nhu cầu về cung cấp sữa cho trẻ nhỏ ngày càng được các mẹ lưu tâm. Với sức tiêu thụ trung bình sữa ngày càng tăng lên mỗi năm với con số chóng mặt. 

Điều này cho thấy, kinh doanh sữa đang là một thị trường có tiềm năng. Số đại lý sữa ngày càng tăng lên tuy nhiên để kinh doanh thành công, bạn cần "bỏ túi" những kinh nghiệm mở đại lý sữa sau đây để công việc buôn bán phát triển thuận lợi nhất.

Mở đại lý sữa cần vốn là bao nhiêu?

Thực tế, tiền vốn đầu tư nhiều hay ít phụ thuộc lớn vào quy mô kinh doanh của bạn:

  • Nếu vốn nhiều bạn có thể xây dựng mô hình buôn bán lẻ hoặc làm đại lý cấp 1 cho các thương hiệu sữa nổi tiếng.
  • Ngược lại nếu điều kiện tài chính còn khiếm tốn, bạn hoàn toàn có thể kinh doanh với mô hình phù hợp bằng cách nhập số lượng mỗi loại ít hơn. Khi hết hàng phải bổ sung ngay lập tức để không mất khách.

mở đại lý sữa

Theo kinh nghiệm mở đại lý sữa của những người đi trước, chi phí ít nhất là 50 triệu đồng với quy mô nhỏ. Thông thường thì tiền vốn từ 100 triệu trở lên mới có thể đa dạng hàng hóa. Ngoài chi phí nhập hàng, số vốn ban đầu sẽ dùng vào những chi tiêu cơ bản như:

  • Cơ sở vật chất: Bao gồm chi phí thuê mặt bằng, phí mua và lắp kệ, máy tính, máy đọc mã vạch, phần mềm quản lý bán hàng.
  • Chi phí nhân viên: Tiền lương nhân viên dao động từ 5 – 6 triệu đồng /tháng. Số lượng nhân viên cần thuê phụ thuộc vào quy mô cửa hàng của bạn.
  • Vốn lưu động: Đây là khoản tiền dự trù để chi trả cho những tình huống đột xuất xảy ra hoặc để đặt hàng, mở rộng mặt hàng. Tiền vốn dự trù phải ít nhất 20 triệu đồng.
  • Chi phí cho quảng cáo, marketing: Bao gồm tờ rơi, chạy quảng cáo Facebook, Google,....

Tuy nhiên, tùy vào nguồn vốn và quy mô cửa hàng để bỏ qua những khoản chi phí chưa cần thiết. Điều quan trọng là bạn phải duy trì được nguồn hàng ổn định, khiến khách hàng hài lòng với mức giá của cửa hàng.

Xem thêm: Kế hoạch kinh doanh để có thể tự lên kế hoạch cho công việc kinh doanh của mình.

Mở đại lý sữa lấy nguồn hàng ở đâu?

Tâm lý chung của các ông bố bà mẹ là có thể mua sắm sữa – bỉm – đồ sơ sinh cho bé tại một cửa hàng duy nhất. Vì vậy, hãy cố gắng cung cấp đầy đủ và đa dạng các mặt hàng từ sữa nước – sữa bột – sữa non – đồ sơ sinh – đồ chơi trẻ em. Theo kinh nghiệm của những người bán hàng, kinh doanh sữa thì có 2 hình thức nhập nguồn hàng:

  • Nhập hàng của nhà phân phối khu vực bạn đang ở

Mỗi khu vực địa lý sẽ có 1 nhà phân phối độc quyền, nhà phân phối chính là đại lý uỷ quyền của công ty.

Ví dụ: ở chỗ bạn sẽ có nhà phân phối abc, là nhà phân phối độc quyền của công ty Vinamilk ở khu vực tỉnh bạn.

Thông thường bạn sẽ phải đăng ký chỉ tiêu nhập hàng trong tháng từ đầu tháng, ứng với mỗi chỉ tiêu là một mức trả thưởng hoặc chiết khấu, sẽ đựoc trả vào cuối tháng.

  • Nhập hàng của các đại lý trung gian

Có thể là người bán buôn từ tỉnh thành khác, bạn hàng quen qua mạng, mối buôn do người thân giới thiệu, ...

Bạn thích lấy bao nhiêu cũng được, mỗi lần lấy hàng bạn lấy nhiều thì chiết khấu sẽ càng cao, họ sẽ chiết khấu trực tiếp trên đơn hàng cho bạn, không chờ đợi cuối tháng mới chiết khấu như công ty nữa. Như vậy vốn của bạn sẽ không bị tồn đọng.

Mỗi hình thức sẽ có những ưu điểm riêng, chủ cửa hàng cần cân nhắc đến mục tiêu và cách thức hoạt động của mình để lựa chọn phương án tốt nhất.

kinh nghiệm mở đại lý sữa

Hãng sữa nào bán chạy nhất?

"Bán sữa của hãng nào tốt nhất?" là câu hỏi thường gặp với người mới đầu kinh doanh ngành sữa trẻ em. "Tốt" ở đây có 3 nghĩa: tốt cho việc kinh doanh của bạn, chất lượng sữa tốt và lượng tiêu thụ tốt.

Lượng tiêu thụ tốt tức là hãng sữa bán được nhiều, nhiều nhất thì mang tính tương đối. Ví dụ hiện nay Dielac của Vinamilk, Friso gold, Enfa a+, Abbott, TH True Milk là những cái tên tiêu biểu về lượng tiêu thụ. Chất lượng sữa tốt thì hãng nào sữa cũng tốt, và tiền nào của nấy, sữa giá thấp như Vinamilk thì hàm lượng dinh dưỡng vừa phải, sữa giá cao như Abbott thì hàm lượng dinh dữong cao hơn, nhưng suy cho cùng, sữa tốt hay không phụ thuộc vào cơ địa của bé, có bé hợp, bé không. Và tốt cho việc kinh doanh là sữa bán được chiết khấu cao và nhiều người mua, đây mới là cái tốt mà ai kinh doanh nào cũng muốn hướng đến.

Về phía những người kinh doanh, ngoài việc sữa nào bán chạy còn phải tính đến sữa nào được triết khấu cao hơn. Triết khấu cao hơn thì họ sẽ có lãi nhiều hơn, và nếu vừa triết khấu cao vừa bán chạy thì quả là tín hiệu đáng mừng với những nhà kinh doanh rồi. 

Mở đại lý sữa thành công với 4 tuyệt chiêu sau

1. Nhập hàng đa dạng

Sữa có nhiều hãng nhiều loại dành riêng cho từng trẻ để lựa chọn loại sữa nào thực sự tốt và được nhiều mẹ trẻ tin dùng thì bạn phải khảo sát thị trường để nắm bắt được những tình hình nhu cầu sử dụng để có những kế hoạch kinh doanh sữa phù hợp.

Sau khi khảo sát, bạn nên có sự phân tích và chọn lọc lựa chọn sản phẩm được mua nhiều nhất, bán chạy nhất và được nhiều người tìm kiếm trên các thông tin để nhập hàng. Không nên quá vội vàng nhập nhiều loại sữa với số lượng nhiều sẽ khó khăn trong việc xoay vốn và hồi vốn kém.

Trước tiên bạn nên nhập mỗi dòng sữa nổi bật theo bảng khảo sát một ít. Sau một thời gian kinh doanh thấy dòng nào bán chạy hơn thì mới nhập về nhiều. Cách làm này vừa tiết kiệm được chi phí nhập hàng, vừa an toàn cho bạn.

2. Vốn ít thì nhập hàng của đại lý trung gian

Hiện nay trên thị trường có nhiều nguồn hàng sữa nhưng để đảm bảo chất lượng thì bạn nên cân nhắc và tìm nguồn nhập hàng an toàn rõ nguồn gốc. Phổ biến các đại lý ít vốn sẽ nhập hàng từ các công ty, các nhà phân phối trung gian.

Nhập hàng qua nhà phân phối bạn cần cam kết số lượng hàng khi nhập thường quá sức và số vốn bạn có. Khi nhập hàng đại lý bạn sẽ được chiết khấu phần trăm ngay lúc lấy hàng chứ không phải đợi đến cuối tháng, dù mức chiết khấu có thể thấp hơn một chút. Nhờ vậy bạn sẽ không phải lo lắng vấn đề tồn đọng hàng, thiếu vốn.

Xem thêm: Giải đáp: Làm thế nào để có vốn kinh doanh?

3. Bán kết hợp nhiều sản phẩm mẹ và bé

đại lý sữa

Như đã đề cập ở phía trên, khi đi mua đồ khách hàng luôn muốn chọn 1 địa điểm mà bán tập trung nhiều hàng hóa, do đó, thay vì bán riêng đồ mẹ và bé bạn nên kết hợp sản phẩm mẹ và bé để cùng kinh doanh. Đây cũng là cách xây dựng chiến lược tiếp cận khách hàng. Một lúc có thể lựa chọn được sản phẩm cho cả mẹ và con không mất thời gian tìm kiếm và đi lại. Bên cạnh đó, ý tưởng còn làm cho các bà mẹ cảm thấy chuyên nghiệp và có nhiều lựa chọn khi mua sản phẩm tại đây.

Tuy nhiên, nhiều quan điểm lại cho rằng ý tưởng này còn làm giảm tính chuyên nghiệp của cửa hàng, ảnh hưởng không nhỏ tới việc thu hút người dùng. Tốt nhất hãy chỉ bán sữa: sữa bột, sữa tươi, sữa chua, váng sữa... có rất nhiều sản phẩm cho bạn lựa chọn. Tùy vào ý tưởng kinh doanh của mình mà bạn có thể chọn 1 trong 2 mô hình như trên nhé.

Xem thêm: Kinh nghiệm mở spa chăm sóc mẹ và bé giúp chủ spa kiếm bội tiền

4. Thay thế sổ sách bằng cách quản lý hiện đại

Một đại lý sữa dù nhỏ thì số lượng sản phẩm cũng không hề ít. Vì vậy, bạn không thể quản lý hiệu quả cửa hàng của mình chỉ với vài quyển sổ. Phương thức này vừa lạc hậu vừa mang nhiều rủi ro, làm mất thông tin hàng hóa.

Hãy thay thế sổ sách truyền thống bằng các phương tiện hiện đại, chẳng hạn như phần mềm quản lý bán hàng Salekit. Phần mềm này sẽ giúp bạn lưu giữ thông tin sản phẩm một cách hiệu quả, tránh trường hợp hàng hết hạn sử dụng mà không biết. Ngoài ra bạn hạn chế được những sai sót và thời gian kiểm soát và chi phí phát sinh trong quá trình hoạt động. Mọi chi phí mọi khoản được cập nhật thường xuyên và liệt kê chi tiết dòng tiền lưu động. Bạn nên kết hợp một thiết bị quét mã vạch và in hóa đơn để tác phòng làm việc chuyên nghiệp hơn và thống kê được doanh thu chính xác nhanh gọn.

Sữa là mặt hàng tiêu dùng thường xuyên, nên tuy rằng lợi nhuận trên lon sữa rất ít, chỉ vài chục, có khi vài nghìn đồng, thậm chí là hòa vốn. Nhưng sữa lại đc mua thường xuyên trong tháng và thậm chí mua rồi không phù hợp thì lại mua loại khác nữa nên nếu khéo léo kinh doanh, bạn vẫn có lợi nhuận cao, nhất là khi mà các gia đình bây giờ, chẳng có em bé nào là không uống sữa, dù giàu hay nghèo.

Tóm lại

Với những chia sẻ khi mở đại lý sữa trên thì các bạn có thể có những kinh nghiệm hữu ích khi bắt đầu kinh doanh một cách có chuẩn bị và đầu tư. Nên học hỏi những kinh nghiệm và áp dụng những phương tiện hiện đại để có những thành công đáng thấy từ công việc kinh doanh.

Phần mềm quản lý bán hàng Salekit chúc các bạn mở đại lý, kinh doanh sữa thành công!

Bài liên quan