Kinh doanh nhà nghỉ: 'Mỏ vàng' cần khai thác
Theo các chuyên gia, ngày nay du lịch không chỉ để đáp ứng nhu cầu tham quan thắng cảnh, khám phá các nền văn hóa hay ẩm thực mà còn để tìm kiếm đối tác, phát triển việc kinh doanh, phát triển thị trường. Trong bối cảnh nhu cầu du lịch gia tăng như hiện nay kéo theo đó hoạt động kinh doanh nhà nghỉ cũng trở nên sôi động, được nhiều chủ đầu tư để mắt.
Bài viết dưới đây Salekit sẽ hướng dẫn bạn cách kinh doanh nhà nghỉ một cách chi tiết và hiệu quả hiện nay, cùng tham khảo nhé.
Tiềm năng khi kinh doanh nhà nghỉ
Nhà nghỉ hay nhà khách là nơi cung ứng dịch vụ nghỉ ngơi cho khách du lịch, người đi công tác ngắn ngày, khách qua đường... Một nhà nghỉ có nhiều phòng, nhưng quy mô nhỏ hơn khách sạn và tiện nghi thấp hơn khách sạn. Các phòng trong nhà nghỉ cũng có giường nghỉ và chỗ để đồ, máy lạnh, phòng vệ sinh. Người vào nghỉ phải đăng ký họ tên, xuất trình chứng minh thư.
Trước đây, khi nhắc đến kinh doanh nhà nghỉ thì nhiều người cho rằng đây là một lĩnh vực kinh doanh khá nhạy cảm và tồn tại nhiều định kiến không hay. Tuy nhiên, trong thực tế hiện nay thì đây lại được coi là một lĩnh vực kinh doanh khá hấp dẫn vì vốn bỏ ra thường không quá cao nhưng lợi nhuận thu về không hề nhỏ nhé.
Đối với các thành phố lớn, khu du lịch, kinh doanh nhà nghỉ hiện đang được các chủ đầu tư đặc biệt quan tâm đầu tư. Kinh doanh nhà nghỉ không mới nhưng chúng phát triển song song với quá trình hội nhập và tăng trưởng kinh tế. Du lịch hiện nay đang là ngành có tốc độ phát triển nhanh bởi nhu cầu du lịch, nghỉ dưỡng của con người ngày càng cao.
Cho đến nay, các hình thức kinh doanh nhà nghỉ vẫn tiếp tục có doanh thu lớn bởi chúng được hình thành từ những nhu cầu của thị trường và đang trở thành một xu hướng mới của thị trường nghỉ dưỡng tại Việt Nam.
Xem thêm: Kế hoạch kinh doanh để tìm ra những tiềm năng mới trong kinh doanh
Kinh doanh nhà nghỉ cần bao nhiêu vốn?
Đây là câu hỏi được rất nhiều chủ đầu tư khi mới bắt đầu kinh doanh lĩnh vực này quan tâm. Bởi kinh doanh nhà nghỉ vốn bỏ ra thường không quá cao như khi đầu tư vào một khách sạn hoặc quá phức tạp trong quản lý như kinh doanh nhà trọ. Khi lựa chọn kinh doanh nhà nghỉ, số vốn bạn bỏ ra sẽ bao gồm những khoản sau:
- Chi phí thuê địa điểm kinh doanh
- Chi phí thiết kế, xây dựng cơ sở hạ tầng
- Chi phí mua sắm nội thất
- Chi phí duy trì nhà nghỉ
- Chi phí quảng cáo
- Các chi phí phát sinh khác
Đầu tư kinh doanh nhà nghỉ cần bao nhiêu vốn sẽ phụ thuộc rất nhiều vào mô hình kinh doanh, quy mô nhà nghỉ bạn muốn mở. Tuy nhiên, nếu mở một nhà nghỉ với quy mô vừa và nhỏ, bạn sẽ phải bỏ ra số vốn dao động từ 350 - 500 triệu đồng. Số vốn bạn bỏ ra càng lớn thì quy kinh doanh, các loại hình dịch vụ càng nhiều nhé.
Xem thêm: Vốn kinh doanh là gì? Đầu tư như thế nào mới hiệu quả
Kinh nghiệm kinh doanh nhà nghỉ hiệu quả
Để có thể kinh doanh nhà nghỉ thành công thì trước hết phải có được chiến lược, xây dựng kế hoạch kinh doanh thật chi tiết dựa trên các đánh giá sau:
Lựa chọn vị trí kinh doanh
Để có được những vị trí đắc địa, thu hút được đông đảo khách hàng thì bạn cần phải dựa vào hiện trạng và tiềm năng du lịch địa phương: ở thành phố hay ở quê, tại quận/ huyện, xã/phường, đường, vị trí chi tiết… Tại những địa điểm du lịch, bạn nên lựa chọn những địa điểm khi kinh doanh có tầm nhìn đẹp, hướng ra biển, ra núi hoặc nằm trong các khu du lịch thì sẽ thu hút nhiều khách hơn và mức giá thuê phòng cũng sẽ cao hơn so với các khu vực khác.
Ngoài ra, nếu đối tượng khách hàng của bạn là những người qua đường, sử dụng ngắn hạn... thì địa điểm nên ở những trục đường lớn đông người qua lại hoặc nằm khuất trong ngõ để đảm bảo một không gian yên tĩnh cho khách hàng. Khi lựa chọn địa điểm, bạn cũng cần phải tính toán hợp lý về không gian, cây cảnh, công trình phụ… để hài hòa và tạo cảm giác thoải mái nhất cho khách hàng.
Nghiên cứu các nhà nghỉ khác trong khu vực
Nghiên cứu các đối thủ cạnh tranh trong khu vực cũng là một trong những việc bạn cần phải làm để giúp cho việc kinh doanh nhà nghỉ đạt hiệu quả cao nhất. Bạn nên tìm hiểu xem địa điểm kinh doanh hiện tại của mình đã có bao nhiêu người mở rồi, mức giá thuê của họ là như thế nào, đối tượng khách hàng ra sao,... để từ đó triển khai những kế hoạch kinh doanh phù hợp nhất.
Xác định đối tượng khách hàng mục tiêu
Việc xác định đúng đối tượng khách hàng mục tiêu là vô cùng quan trọng bởi chúng quyết định đến sự thành bại của mô hình kinh doanh bạn lựa chọn. Bạn cần phải có những cuộc khảo sát đối tượng khách hàng ngay tại chính vị trí, địa điểm mà mình lựa chọn kinh doanh nhà nghỉ, dựa trên tiêu chí: tuổi tác, tính cách, mức độ chi trả để xây dựng tại vị trí, địa điểm này. Đây cũng là cách để bạn có thể điều chỉnh được kế hoạch phát triển của nhà nghỉ từ: chất lượng cơ sở vật chất, phòng đơn, đôi hay gia đình, cung ứng các dịch vụ cần thiết.
Đưa ra mức giá thuê hợp lý
Hiện nay, một phòng nghỉ có hai loại hình thức cho thuê, với cách tính giá khác nhau, bao gồm tính nghỉ theo giờ hoặc nghỉ qua đêm. Giá thuê cũng tùy theo khu vực, nội thất và chất lượng phòng. Thông thường giá thuê một phòng tại nhà nghỉ hiện nay sẽ dao động từ 120.000 đến 300.000vnđ/ngày. Còn nếu thuê theo giờ, giá sẽ dao động từ 60.000 - 120.000vnđ/giờ đầu tiên, phụ thu thêm nếu ở quá giờ.
Ngoài ra, mức giá phòng còn có thể biến động theo mùa vụ khác nhau. Nếu là mùa du lịch cao điểm hay những ngày lễ, tết giá phòng thường sẽ cao hơn, đặc biệt tại những địa điểm du lịch. Còn những ngày hoặc mùa vắng khách thì bạn nên giảm giá phòng để thu hút khách hàng.
Quản lý nhân viên
Số lượng nhân viên phụ thuộc rất nhiều vào quy mô kinh doanh nhà nghỉ của bạn. Khi tìm kiếm nhân viên, bạn nên xem xét ít nhất các vị trí sau đây.
- Quản lý: đối với những nhà nghỉ có quy mô lớn, bạn cần phải có người quản lý toàn bộ quá trình vận hành kinh doanh của mình. Nếu muốn tiết kiệm chi phí, bạn cũng có thể bỏ qua vị trí này và tự mình thực hiện các công việc quản lý nhà nghỉ.
- Người giúp việc: chuyên làm những công việc dọn dẹp, vệ sinh hằng ngày.
- Lễ tân: tiếp đón khách hàng.
- Một nhân viên bảo trì: những người có thể thực hiện nhiều công việc: ống nước, sơn, sửa chữa, điện, …
- Đầu bếp: Nếu bạn có kế hoạch cung cấp thực phẩm tại nhà nghỉ của bạn, bạn sẽ cần ít nhất một đầu bếp...
Nhà nghỉ với nhiều phòng hay chỉ vài phòng thì cũng đòi hỏi bạn phải có một đội ngũ nhân lực để giữ cho chúng chạy trơn tru.
Những lưu ý khi kinh doanh nhà nghỉ
Kinh doanh nhà nghỉ mang lại cho chúng ta một nguồn lợi nhuận không hề nhỏ, tuy nhiên, đây cũng là một loại hình kinh doanh ẩn chứa những rủi ro nhất định cũng như nhiều chuyện dở khóc dở cười. Để kinh doanh nhà nghỉ hiệu quả, bạn cần phải chú ý một số vấn đề sau:
Vấn đề quảng cáo, truyền thông
Cho dù nhà nghỉ của bạn có thiết kế đẹp, độc, lạ hay tiện nghi đến đâu mà khách hàng họ không biết đến bạn thì chắc chắn việc kinh doanh cũng sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Để kinh doanh hiệu quả nhất, bạn cần phải biết cách truyền thông, quảng bá thương hiệu qua các kênh sau:
- Thiết lập website nhà nghỉ: Bạn nên thiết lập một trang web chuyên nghiệp với đầy đủ thông tin liên hệ, khuyến mãi, cách thức đặt phòng... để khách hàng có thể tham khảo và đặt phòng một cách dễ dàng.
- Đặt quảng cáo trên các web du lịch, phân phối nhà nghỉ và phần mềm đặt phòng như: booking.com, agoda, traveloka,...
- Phát tờ rơi tại các điểm có thể tiếp cận được với khách du lịch.
- Truyền thông quảng bá qua các trang mạng xã hội đang được quan tâm nhiều hiện nay như: Facebook, Zalo, Instagram…
Các loại giấy phép kinh doanh khách sạn nhà nghỉ cần có
Kinh doanh nhà nghỉ cần những giấy tờ gì? Theo quy định thì việc kinh doanh dịch vụ lưu trú nhà nghỉ, khách sạn sẽ cần có các loại:
- Giấy phép đăng ký kinh doanh nhà nghỉ khách sạn
- Giấy phép an ninh trật tự;
- Giấy phép phòng cháy chữa cháy hoặc biên bản kiểm tra phòng cháy chữa cháy của công an có thẩm quyền.
Tham gia các diễn đàn, hội nhóm cơ sở lưu trú, nhà nghỉ
Tham gia các mạng kết nối với các nhà quản lý khách sạn, nhà nghỉ là một trong những cách nâng cao danh tiếng và uy tín vào sự thành công trong kinh doanh dịch vụ nhà nghỉ, khách sạn,... Thông qua cách này, bạn sẽ học hỏi được nhiều hơn, có cơ hội review dịch vụ trên mạng, chia sẻ những bình luận tích cực và phản hồi lịch sự với các khách hàng có trải nghiệm chưa hài lòng.
Tổng kết
Bài viết trên đây chúng tôi đã chia sẻ đến bạn toàn bộ những thông tin về cách kinh doanh nhà nghỉ hiệu quả hiện nay. Hy vọng những thông tin trong bài viết này sẽ giúp ích cho bạn trong hành trình làm giàu, gây dựng sự nghiệp của mình.
Phần mềm quản lý bán hàng Salekit chúc bạn kinh doanh thành công!