Hướng dẫn cách định giá sản phẩm đang được dân kinh doanh áp dụng
Định giá sản phẩm là một trong những cách tạo nên sự thành công của một doanh nghiệp. Có rất nhiều chủ doanh nghiệp mắc sai lầm lớn là làm ra sản phẩm rồi mới định giá, trong khi đây lẽ ra phải là một chiến lược được tính toán tỉ mỉ ngay từ đầu. Vậy làm thế nào để định giá sản phẩm hiệu quả? Có những cách định giá sản phẩm nào? Bài viết dưới đây chúng tôi sẽ chia sẻ đến bạn những cách định giá sản phẩm đang được dân kinh doanh áp dụng hiện nay. Cùng tham khảo để biết thêm thông tin chi tiết nhé.
Định giá sản phẩm là gì?
Định giá bán sản phẩm là một khâu hết sức quan trọng trong các hoạt động marketing, có ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng tiêu thụ sản phẩm và lợi nhuận của các doanh nghiệp. Việc điều tra nhu cầu thị trường, xác định chiến lược sản phẩm chính là cách để chúng ta xây dựng chiến lược giá cả nhằm đưa ra mục tiêu và căn cứ để đánh giá.
Hiện tại, mục tiêu trong chiến lược giá cả có thể cho là hai nhóm sau:
- Nhóm liên quan tới lợi nhuận, có thể là tối đa hoá lợi nhuận hoặc duy trì mức lợi nhuận đang đạt được.
- Nhóm liên quan tới vị trí của doanh nghiệp trên thị trường và trước các đối thủ cạnh tranh.
Việc định giá có một tác động rất lớn đến lợi nhuận của doanh nghiệp và vì vậy phải dành được sự quan tâm ngang bằng với các chiến lược quảng bá và khuyến mãi. Một mức giá cao hay thấp có thể tạo ra sự thay đổi lớn trong doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp.
Các cách định giá sản phẩm hiện nay
Có nhiều yếu tố tác động đến việc định giá của doanh nghiệp hiện nay như: các đối thủ cạnh tranh, các nhà cung cấp, các sản phẩm thay thế và khách hàng của doanh nghiệp. Dưới đây là một số cách định giá sản phẩm giúp doanh nghiệp cải thiện lợi nhuận bạn nên tham khảo:
>>>>Tìm hiểu thêm về cách bán hàng online hiệu quả chốt trăm đơn mỗi ngày
Định giá theo cạnh tranh
Đây là cách sử dụng giá bán của các đối thủ cạnh tranh làm cơ sở để bạn định giá bán sản phẩm của mình. Tùy theo chiến lược định vị của doanh nghiệp, giá bán có thể thấp hơn hay cao hơn một chút so với giá của đối thủ cạnh tranh.
Định giá dựa trên chi phí
Giá dự kiến = Chi phí cho một đơn vị sản phẩm + Lãi dự kiến
Với cách định giá này, doanh nghiệp sẽ dựa vào cấu trúc giá thành sản phẩm của mình để định giá, sau đó xác định tỷ lệ lợi nhuận mong muốn rồi cộng thêm vào giá thành để hình thành giá bán. Cách định giá này giúp doanh nghiệp đảm bảo mức lợi nhuận của mình trên mỗi sản phẩm bán ra.
Tuy nhiên, định giá sản phẩm dựa trên chi phí có thể tạo ra một mức giá bán ngoài sự mong đợi của khách hàng nên bạn phải lưu ý điều chỉnh ngay khi thấy phản ứng tiêu cực từ thị trường.
>>>>Để có cái nhìn tổng quát về các kênh bán hàng online: Bán hàng đa kênh
Định giá để bán hàng nhanh, dù chịu lỗ
Đây là cách các doanh nghiệp định giá bán thấp dưới mức chi phí để có thể thu hút được nhiều khách hàng và mở rộng thị phần của mình trên thị trường. Với cách định giá này, khách hàng sẽ không chỉ mua một sản phẩm có giá thấp mà họ còn mua thêm những sản phẩm khác và điều này đem lại doanh số cao cho doanh nghiệp của bạn. Tuy nhiên, cách làm này thường chỉ nên áp dụng trong một thời gian ngắn để đảm bảo doanh nghiệp của bạn không phải chịu mức tổn thất nặng nề.
Định giá để giải phóng hàng tồn kho
Cách làm này được áp dụng với các doanh nghiệp đang có một lượng hàng tồn kho lớn cần được giải phóng để nhập các sản phẩm mới về kinh doanh. Mục tiêu của doanh nghiệp trong trường hợp này là giảm thiểu lỗ đến mức thấp nhất.
Định giá sản phẩm để hướng đến những khách hàng có khả năng sinh lời cao
Đối với những khách hàng mục tiêu đem lại lợi nhuận cao, các doanh nghiệp thường đưa ra những mức giá ưu đãi đặc biệt hoặc cung cấp thẻ hội viên để tri ân cũng như thu hút họ. Thông thường, các doanh nghiệp sẽ giảm giá khi khách hàng mua hàng với số lượng lớn, mua nhiều mặt hàng cùng một lúc hoặc mua hàng theo gói…
VD: Bạn có thể tạo ra một gói khuyến mại bằng cách kết hợp một mặt hàng đang thịnh hành được quan tâm hiện nay với một mặt hàng tồn kho hoặc các sản phảm mới. Với cách làm này, bạn vừa có thể bán ra được nhiều sản phẩm đồng thời cũng giúp đẩy mạnh việc giới thiệu sản phẩm mới ra thị trường cũng như giải quyết các mặt hàng đang tồn kho.
Định giá theo phiên bản
Cách làm này thường được áp dụng cho các sản phẩm hay dịch vụ mang tính kỹ thuật cao. Với những phiên bản dùng thử thường được bán với những mức giá thấp hoặc miễn phí để thu hút khách hàng. Những sản phẩm cao cấp thường được bán với những mức giá cao hơn.
Những lưu ý khi định giá sản phẩm
- Không nên định giá quá thấp vì có thể sẽ gây ra phản tác dụng. Nếu định giá sản phẩm thấp, uy tín thương hiệu của doanh nghiệp sẽ bị suy giảm, không có lợi cho sự phát triển nhận diện thương hiệu lâu dài.
- Cần dựa vào khả năng của khách hàng để định giá sản phẩm.
- Nên định giá dựa vào phản hồi của bộ phận bán hàng.
- Nên điều chỉnh giá khi lợi nhuận giảm.
- Giá cả cũng tạo ra giá trị của sản phẩm để thu hút khách hàng.
- Lắng nghe ý kiến của khách hàng để đưa ra những mức giá phù hợp.
- Hiểu rõ đối thủ để có những phương án định giá sản phẩm ưu đãi nhất.
Định giá sản phẩm phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố buộc bạn phải đầu tư thời gian, công sức để nghiên cứu kỹ càng. Hy vọng thông qua bài viết trên, bạn sẽ biết cách định giá sản phẩm phù hợp cho doanh nghiệp của mình.
Kết luận
Trên đây là những chia sẻ về cách định giá sản phẩm mà Salekit muốn chia sẻ tới bạn. Mong rằng những thông tin trên sẽ giúp cho công việc bán hàng của bạn trở nên hiệu quả. Chúc bạn thành công.