Đầu tư trăm triệu vào kinh doanh online nhưng mất 'trắng tay', lý do là gì??

Đầu tư trăm triệu vào kinh doanh online nhưng mất 'trắng tay', lý do là gì??

Bán hàng trực tuyến là một trong những cách phổ biến đang được các bạn trẻ và các chủ shop cấp tiến lựa chọn. Bạn không cần phải tốn chi phí để thuê mặt bằng và các tiện ích khác. Chỉ cần một trang website hoặc thậm chí là một trang mạng xã hội là bạn có thể bán hàng cho bất cứ ai, ở bất cứ nơi nào.

Tuy nhiên, không phải ai cũng thành công trong lần đầu làm kinh doanh online, có những sai lầm tuy nhỏ nhặt nhưng lại khiến công việc kinh doanh của bạn “tụt dốc không phanh”. Vậy nguyên nhân dẫn đến thất bại khi kinh doanh online là gì? Dưới đây là những sai lầm phổ biến bạn nên tránh nếu muốn thành công trong lĩnh vực bán hàng trực tuyến.

Có rất nhiều lý do khiến việc kinh doanh online thất bại

Không có cấu trúc điều hướng website rõ ràng

Điều đầu tiên mà chúng tôi đề cập đến "kinh doanh onlne thất bại lý do là gì?" đó là do bạn không có cấu trúc điều hướng website rõ ràng. Nó là một yếu tố quan trọng để tạo ra trải nghiệm tốt cho người dùng trên một trang web. Nếu trang web không có một cấu trúc điều hướng rõ ràng, người dùng sẽ gặp khó khăn trong việc tìm kiếm thông tin cần thiết và điều hướng trang web.

Cấu trúc điều hướng website là những liên kết nội bộ, dẫn dắt đến các trang hoặc bài viết bên trong website của bạn. Không có liên kết nội bộ, các thông tin trên website sẽ trở nên rời rạc, thiếu sự liên kết, gây khó khăn cho khách hàng trong việc tiếp cận thông tin.

Bước đầu tiên, bạn hãy phân lớp cho website của mình theo từng chuyên mục. Sau đó, ở mỗi trang tiếp thị, mỗi bài đăng, hãy tạo các đường link dẫn đến sản phẩm, dịch vụ của mình. Đừng quên những liên kết chéo giữa các trang hoặc giữa các chuyên mục với nhau, để thu hẹp khoảng cách giữa các trang.

Lý do kinh doanh online thất bại

Bỏ qua mô tả sản phẩm

Khi mua bất kỳ sản phẩm nào hay sử dụng dịch vụ nào, khách hàng đều sẽ quan tâm đến thông tin chi tiết về sản phẩm, dịch vụ của mình. Khách hàng sẽ không bao giờ bỏ tiền ra để mua những món hàng mà họ không biết rõ, hoặc thông tin quá mập mờ, thiếu minh bạch. Không có mô tả sản phẩm, khách hàng sẽ không có được những hiểu biết nhất định và không bao giờ đưa ra quyết định mua hàng.

Vì vậy, đừng bao giờ “quên” mô tả sản phẩm, càng chi tiết và mạch lạc càng tốt. Mỗi sản phẩm, dịch vụ đều phải được mô tả riêng biệt, làm nổi bật những điểm mạnh của chúng.

Hình ảnh không đầy đủ

Khi mua hàng online, khách hàng không thể trực tiếp xem, sờ và thử sản phẩm. Hình ảnh mà bạn cung cấp là cách duy nhất giúp họ biết được mình đang mua gì.

Thay vì chỉ sử dụng một hình ảnh sơ sài, bạn cần phải cung cấp hình ảnh về sản phẩm một cách chi tiết nhất có thể. Nên cung cấp ảnh sản phẩm được chụp từ nhiều góc khác nhau. Nếu sản phẩm có nhiều màu sắc, bạn cũng phải cung cấp đủ hình ảnh để khách hàng có thể lựa chọn. Bạn nên sử dụng app chỉnh sửa ảnh để hình ảnh sản phẩm của bạn trở nên chuyên nghiệp và bắt mắt hơn.

Không chú trọng hiệu ứng lan truyền thông tin

Bên cạnh hiểu biết về sản phẩm, dịch vụ thông qua mô tả sản phẩm, đánh giá từ những đối tượng khác cũng là nguồn tham khảo quý giá để khách hàng quyết định mua. Bằng chứng xã hội là những nhận định chi tiết về trải nghiệm sản phẩm, dịch vụ, vì vậy, nếu nó mang yếu tố tích cực, khách hàng sẽ đặc biệt quan tâm và nhanh chóng đưa ra quyết định mua hàng.

Thường xuyên đăng tải những bằng chứng xã hội lên website hoặc các diễn đàn, các trang mạng xã hội sẽ giúp bạn thúc đẩy hoạt động kinh doanh online của mình một cách hiệu quả.

Thường xuyên đăng tải sản phẩm lên website hoặc các diễn đàn, các trang mạng xã hội sẽ giúp thúc đẩy hoạt động kinh doanh online hiệu quả

Thiếu lựa chọn vận chuyển

Hiện nay chúng ta có rất nhiều công ty vận chuyển khác nhau. Những công ty này khác nhau cả về cách thức, thời gian, và cước vận chuyển. Mặc khác khách hàng của chúng ta lại thích được lựa chọn giữa nhiều hình thức vận chuyển khác nhau. 

Một số khách thích được ship hàng nhanh và sẵn sàng chi trả phí vận chuyển. Ngược lại một số người lại muốn giảm chi phí vận chuyển và sẵn sàng đợi lâu hoặc có những người muốn được thanh toán sau khi nhận hàng. 

Bạn nên cung cấp cho khách hàng nhiều hình thức ship hàng thay vì chỉ sử dụng một hình thức cố định. Điều này không chỉ tăng thêm lựa chọn cho khách hàng mà còn giúp bạn tránh khỏi một số tình huống bị động khi một đơn vị vận chuyển xảy ra sự cố.

Bỏ qua nền tảng di động

Hiện nay, các thiết bị di động đang dần trở nên phổ biến nhờ tính tiện lợi, gọn nhẹ và linh hoạt. Các giao dịch mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ trên các thiết bị di động đang ngày càng sôi nổi hơn bao giờ hết. Vì vậy, việc không quan tâm đến nền tảng di động trong kinh doanh online sẽ kìm hãm sự tăng trưởng trong hoạt động kinh doanh của bạn.

Giải pháp hiệu quả nhất trong trường hợp này chính là tối ưu hóa các website bán hàng trên nền tảng di động với giao diện thân thiện, dễ sử dụng nhằm mang lại những trải nghiệm tốt nhất cho người dùng.

Nền tảng di động trong kinh doanh online sẽ giúp tăng trưởng hoạt động kinh doanh

Không cá nhân hóa email quảng cáo

Với phương tiện liên lạc mang tính cá nhân như email, việc gửi email quảng cáo hàng loạt là sai lầm nghiêm trọng khiến khách hàng không còn muốn tương tác. Mỗi nhóm khách hàng khác nhau thường hướng đến những sản phẩm, dịch vụ khác nhau. Vì vậy, những email đại trà, chung chung sẽ không làm nổi bật giá trị mà bạn mang lại cho họ. Lâu dần, họ sẽ không muốn nhận email và ngừng đăng ký.

Với mỗi chiến dịch quảng cáo, hãy khảo sát nhu cầu khách hàng của bạn, chọn lựa các nhóm sản phẩm, dịch vụ phù hợp để thiết kế nội dung, thông điệp quảng cáo ấn tượng, nổi bật. Bằng cách đẩy mạnh tương tác cá nhân hóa, khách hàng sẽ nhận thấy sự chân thành cũng như giá trị mà bạn mang lại cho họ.

Bỏ qua email quảng cáo là sai lầm trong việc kinh doanh online

Không tối ưu SEO

Khi bạn mở một trang web bán hàng, bạn có nghĩ rằng khách hàng sẽ tìm thấy trang của bạn bằng cách nào chưa? Ngày nay, hầu hết mọi người sử dụng các công cụ tìm kiếm như Google để tìm kiếm những thứ họ cần. Vậy làm thế nào để trang bán hàng của bạn xuất hiện trong kết quả tìm kiếm đó?

Câu trả lời là bạn phải tối ưu SEO cho trang web của mình bằng cách xây dựng “hệ thống các từ khóa”, tối ưu thẻ hình ảnh, tối ưu cấu trúc website… Nói về SEO chúng ta không thể đi vào chi tiết chỉ với vài dòng ngắn ngủi. Vậy nên nếu bạn chưa biết về SEO hãy tự mình tìm hiểu thêm nhé!

Không tập trung dịch vụ chăm sóc khách hàng

Chăm sóc khách hàng là dịch vụ cần được quan tâm hàng đầu trong kinh doanh online. Thực tế, sản phẩm hay dịch vụ bạn cung cấp không phải là yếu tố duy nhất giữ chân khách hàng. Dịch vụ chăm sóc khách hàng cũng đóng vai trò quan trọng không kém, giúp bạn mở rộng mạng lưới khách hàng thân thiết và trung thành.

Đừng bao giờ quên phương châm “Khách hàng là Thượng Đế” trong kinh doanh online và hãy luôn nỗ lực xây dựng dịch vụ chăm sóc khách hàng tốt nhất. 

Không chăm sóc khách hàng cũ

Đồng ý rằng bán hàng trên mạng xã hội phải liên tục mở rộng phạm vi tiếp cận để tìm kiếm nhóm khách hàng mới thì mới đạt được thành công. Tuy nhiên không ít thương hiệu đã sai lầm khi quá tập trung vào việc thu hút khách hàng mới mà quên đi chăm sóc khách hàng cũ.

Nghiên cứu cho thấy khách hàng thân thiết có thể mang lại con số lợi nhuận cao gấp 10 lần so với khách hàng mới. Một thương hiệu cho khách hàng cảm giác được quan tâm, hỏi han, và giải đáp nhiệt tình cũng như những chính sách đãi ngộ sẽ kích thích lòng tin, thiện cảm để giữ chân khách hàng. Thông qua đó thương hiệu còn có thể hưởng lợi thông qua những lời quảng cáo truyền miệng mà không một phương tiện marketing nào tốt hơn.

Dịch vụ chăm sóc khách hàng cũng đóng vai trò quan trọng không kém trong kinh doanh online

Không tạo được sự khác biệt

Ở một thời đại có quá nhiều sự cạnh tranh, sự khác biệt là một trong những điều then chốt để khẳng định tên tuổi của thương hiệu. Và để tạo ra điều đó bạn không thể có tư tưởng cho việc sử dụng hình ảnh có sẵn, đăng bài đăng với nội dung dài dòng nhàm chán, hay những chiến dịch quảng cáo như tất cả thương hiệu khác.

Sự khác biệt có thể đến từ sản phẩm, cạnh tranh giá cả, chương trình khuyến mãi, nội dung quảng cáo… thực sự có tác dụng gây chú ý. Bạn phải xác định rõ ràng chỉ khi làm những gì không ai làm thì thương hiệu mới có những gì không thương hiệu nào có được.

Thất bại vì thiếu sự kiên nhẫn

Bất cứ một mô hình kinh doanh nào đều muốn thu về lợi nhuận cao nhất, tuy nhiên hãy phân biệt được đâu là tham vọng và đâu là lòng tham. Bạn nên tránh tư tưởng tham lam khi bán hàng trên mạng khi “đứng núi này trông núi nọ”, bán quá nhiều mặt hàng, hay thay đổi mặt hàng liên tục chỉ vì thấy nó đang hot.

Kiên trì và niềm tin là điều bạn cần có vì một sản phẩm không thể được khách hàng đón nhận trong ngày một ngày hai. Việc bỏ cuộc dễ dàng và thay đổi liên tục khi công việc kinh doanh không như mong đợi sẽ tạo ra lỗ hổng kinh tế nghiêm trọng.

Không để ý đến yếu tố con người trong quá trình bán hàng qua mạng xã hội

Khách hàng triển vọng không chỉ là những cái tên trên các mạng xã hội. Nên nhớ rằng, đằng sau đó là những con người, những mối quan hệ mang tính cá nhân cần phải được chăm sóc, nuôi dưỡng trước, trong và sau quá trình giao dịch, mua bán với doanh nghiệp.

Salekit khuyên các chuyên gia bán hàng không nên chỉ tập trung vào việc “add friends” (gửi lời mời kết nối) với khách hàng triển vọng mà cần dành nhiều thời gian tìm hiểu thêm những nhu cầu, vấn đề mà khách hàng đang gặp, từ đó nỗ lực hướng tới việc xây dựng các mối quan hệ bền vững giữa hai bên.

Xem bán hàng online qua mạng xã hội chỉ là kênh phụ

Là chủ doanh nghiệp tham gia vào môi trường bán hàng online thì doanh nghiệp cần phải quan tâm và đóng vai trò là “những người tham gia” chứ không chỉ là “những người quảng bá”. Không nên xem nhẹ việc kinh doanh qua mạng xã hội vì nhiều lợi ích mà nó đem lại, tham khảo bán hàng đa kênh để hiểu rõ hơn về các kênh bán hàng online.

>>>> Xem thêm lý do khách hàng say no với sản phẩm của bạn

Kết luận

Trên đây là những nguyên nhân phổ biến cho "kinh doanh online thất bại vì lý do gì?". Ngoài ra, thực tế bạn có thể sẽ gặp rất nhiều những nguyên nhân lớn nhỏ khác. Do đó, chỉ nhìn thấy những lợi ích trước mắt mà đâm đầu vào bán hàng trên mạng.

Bạn cần có sự chuẩn bị kỹ lưỡng, kế hoạch kinh doanh đúng hướng và chi tiết, cũng như lường trước những rủi ro có thể gặp phải trước khi bước vào mô hình kinh doanh bán hàng trên mạng xã hội. Salekit chúc các bạn kinh doanh thành công.

Bài liên quan