Google Ads và Facebook Ads: Đâu là nơi kinh doanh tốt nhất? (Phần 1)
Sự phát triển nhanh chóng của công nghệ đã mở ra một lĩnh vực mới cho việc quảng cáo trực tuyến. Ngày nay, nhiều doanh nghiệp đã chuyển hướng quảng cáo của họ từ các phương tiện truyền thông truyền thống sang các nền tảng quảng cáo trực tuyến như Facebook Ads và Google Ads. Nhưng câu hỏi đặt ra là, đâu là nơi kinh doanh tốt nhất giữa hai nền tảng quảng cáo này? Bài viết này Salekit sẽ đưa ra một số so sánh và nhận định để giúp bạn đưa ra quyết định.
Bản chất cơ bản của FACEBOOK và GOOGLE
1. Facebook - Hình thức quảng cáo truyền miệng, nơi giúp khách hàng nhận thức về thương hiệu
Facebook là nơi 2 tỷ người hoạt động hằng tháng. Nếu doanh nghiệp của bạn có một fanpage, là nơi có thể tiếp cận với khách hàng tiềm năng của bạn hằng ngày, chỉ cần những video dạng thương hiệu, bài viết có để anh thương hiệu thì bạn có thể giúp khách hàng nhận biết đầu tiên sự tồn tại của thương hiệu ngay từ ban đầu tiếp cận
Ví dụ như bạn có 1 fanpage trên facebook, hàng ngày bạn đăng tin tiếp cận nghìn người với nội dung hay có hình ảnh của thương hiệu thì họ sẽ nhận thức được thương hiệu quả bạn là gì, đang cung cấp dịch vụ nào.
Ngày nào fanpage cũng sáng tạo content, video, hình ảnh mang tính chất dễ chia sẽ thì việc tiếp cận mang tới thương hiệu hàng triệu người nhận biết là một điều dễ dàng.
2. Facebook hướng tới sở thích và hành vi của người dùng
Mỗi khi đăng trạng thái (status) về bộ phim yêu thích hay buổi hòa nhạc mà ta từng tham dự, hoặc iPhone 6 chúng ta hằng mơ ước, hay tất cả sự việc khác trong cuộc sống, chúng ta nghĩ đó chỉ đơn thuần là một cách giữ liên lạc với bạn bè, trong khi Facebook lại lấy đó làm “dữ liệu” của họ. Trên thực tế, đây không phải là điều gì quá xấu xa. Ở nhiều góc độ, đó còn là niềm là mơ ước của nhiều nhà kinh doanh.
3. Google luôn có câu trả lời nhanh nhất
Với hơn 5 tỉ lượt tìm kiếm mỗi ngày, Google là nơi mà ai ai cũng tìm đến để có được câu trả lời cho những thắc mắc của mình. Vì vậy, những doanh nghiệp liên kết với Google phải tìm cách để xuất hiện trên trang đầu tiên của kết quả tìm kiếm để thu hút nhiều khách hàng tiềm năng hơn.
Hai mươi năm về trước, việc này dễ dàng hơn nhiều. Ví dụ, nếu bạn là một nhà thầu, bạn sẽ đặt cho website mình mức tín nhiệm loại AAA vì nó sẽ giúp bạn xuất hiện đầu tiên trên các Trang Vàng. Nhưng các Trang Vàng hiện nay không còn phổ biến nữa, vì vậy một chiến lược khác cần được đặt ra để tìm nguồn khách hàng tiềm năng mới.
Chiến lược này được gọi là Search Engine Marketing (SEM). Theo SEM, có 2 dạng truyền thông là Pay-Per-Click (PPC) và Search Engine Optimization (SEO). Mỗi loại đều hiển thị thông tin doanh nghiệp ở ngay kết quả tìm kiếm đầu tiên nhưng theo những cách riêng. Tuy nhiên, để so sánh hiệu quả giữa 2 hệ thống quảng cáo Facebook và Google, tôi sẽ chỉ tập trung vào Google AdWords (PPC).
4. Google hướng đến nhu cầu của người dùng
Khi bạn có nhu cầu search trên google 1 lần từ khóa nào đó, ví dụ là thuốc mọc tóc, dưỡng da. Thì hàng loạt những quảng cáo sau đó sẽ hướng đến quảng cáo bất kỳ trang web nào bạn đi đến để đề xuất bạn sự lựa chọn phù hợp, giúp bạn có nhiều thông tin, nhãn hàng lựa chọn hơn.
Trong khi đó, những quảng cáo trên truyền hình, đài phát thanh, hoặc báo chí cho phép tiếp cận tới tất cả mọi người, bất kể họ có sẵn mối quan tâm đến sản phẩm/dịch vụ của bạn hay không.
Nói cách khác, với Google Ads, đối tượng mà sẽ nhấp chuột vào quảng cáo của bạn chính là những người thực sự quan tâm đến sản phẩm/dịch vụ của bạn. Hơn nữa, quảng cáo thông thường chưa bao giờ tính toán được tỷ suất sinh lợi trên vốn đầu tư (ROI*) một cách trực tiếp như vậy.
* ROI: Return on Investment
Quảng cáo Facebook và Google Adwords khác nhau thế nào?
Google Adwords
Quảng cáo Google hay Google Adwords đã không còn xa lạ đối với mỗi chúng ta, nhất là với các doanh nghiệp, những chủ shop kinh doanh online. Google Adwords hoạt động dựa trên cơ chế đấu giá từ khóa: bạn xác định từ khóa và đặt giá từ khóa đó, nếu giá bạn trả cao hơn các đối thủ khác thì quảng cáo của bạn sẽ xuất hiện lên trên.
I/ Ưu điểm của Google Adwords
Google Adwords có một ưu điểm rất lớn đó là bạn có thể tiếp cận được những khách hàng có nhu cầu mua sản phẩm thực sự. Một khi khách hàng gõ từ khóa trên Google, thì chắc chắn họ đang có nhu cầu liên quan tới từ khóa đó.
Google Adwords giúp tiếp cận khách hàng nhanh chóng: chỉ với khoảng 15 phút cài đặt, quảng cáo của bạn đã hiển thị.
Bạn chỉ phải trả tiền chạy quảng cáo khi có khách hàng quan tâm: khi khách hàng click vào website để xem sản phẩm thì lúc đó bạn mới phải bỏ tiền ra chi trả cho Google.
Bên cạnh đó, với Google Adwords bạn không cần phải bỏ ra một khoản tiền lớn mà chỉ cần khoảng 4 – 5 triệu / tháng là có thể bắt đầu rồi.
II/ Nhược điểm của Google Adwords
Mặc dù có nhiều ưu điểm nhưng Google Adwords cũng không phải là không có nhược điểm.
Thứ nhất, để chạy quảng cáo Google điều đầu tiên và trước hết là bạn phải có website. Bạn cần tạo website bán hàng đẹp, đầy đủ thông tin công khai thì khi đó mới có thể bán hàng. Nếu khách hàng click vào website của bạn mà thấy mọi thứ được trình bày sơ sài không khoa học, không có đầy đủ thông tin thì họ sẽ không mua sản phẩm đó và việc bạn chạy quảng cáo coi như mất không.
Thêm vào đó, Google là một thị trường quá lớn và có rất nhiều đối thủ cạnh tranh. Để bán được hàng bạn thực sự phải vượt trội và khác biệt so với đổi thủ.
Google Adwords cũng là kênh quảng cáo mất tiền, nên bạn phải xác định sẽ đầu tư một khoản tiền nhât định dành cho quảng cáo, tuy nhiên lợi ích mang đến chắc chắn rất lớn.
⇒ Google Adwords không thích hợp cho sản phẩm mới, sản phẩm lần đầu tiên khách hàng biết đến.
Quảng cáo Facebook
Mạng xã hội có tầm ảnh hưởng to lớn tới con người trên thế giới. Riêng tại Việt Nam, tính đến nay đã có gần 40 triệu người dùng trang mạng này, khiến nó trở thành một kênh bán hàng đầy tiềm năng.
I/ Ưu điểm của kênh bán hàng Facebook
Quảng cáo Facebook tiếp cận khách hàng khá chính xác.
Lượng khách hàng tương tác qua Facebook nhiều: khi làm việc qua Facebook bạn có thể tro đổi trực tiếp với khách hàng qua công cụ chat hay bình luận, qua đó dễ khai thác nhu cầu của khách hàng hơn
Chi phí rẻ: không giống như quảng cáo Google, chi phí chạy quảng cáo Facebook nhỏ thua gấp 10 lần.
Bán hàng hiệu quả: công cụ Facebook cho phép xây dựng trang bán hàng miễn phí, dễ dang tiếp cận với khách hàng và mang lại hiệu quả cao.
Facebook rất phù hợp để xây dựng thương hiệu mới, quảng bá hình ảnh tới khách hàng chưa biết đến sản phẩm, công ty của bạn
>>> Dùng ngay phần mềm bán hàng Facebook để tăng hiệu quả khi bán hàng trên Fb của bạn
II/ Nhược điểm của quảng cáo Facebook
Không phải sản phẩm nào cũng dễ dàng tiếp cận khách hàng qua Facebook: một số nhóm sản phẩm không phù hợp với Facebook.
Tốc độ mở rộng chậm: do tính chất phải trả lời khách hàng liên tục nên một nhân viên tối đa chỉ xử lý 100 – 100 cuộc hội thoại một ngày, nhiều lúc quá tải.
Khó quản lý danh mục sản phẩm đã hết hàng.
⇒ Facebook là nơi để tạo ra nhu cầu mua hàng (Nơi nhận thức thương hiệu, giống như đầu phễu). Họ sẽ tìm kiếm thông tin từ Facebook.
Tóm lại, cả Facebook Ads và Google Ads đều có ưu điểm và nhược điểm riêng của mình. Nếu bạn đang cân nhắc giữa hai nền tảng này, hãy xem quyết định dựa trên mục tiêu quảng cáo của bạn, đối tượng khách hàng mục tiêu, ngân sách quảng cáo và các yếu tố khác như trình độ kỹ năng và kinh nghiệm của bạn với các nền tảng quảng cáo này.
Đọc phần tiếp theo tại: Google Ads và Facebook Ads: Đâu là nơi kinh doanh tốt nhất (Phần 2)