Cách xây dựng và phát triển Shop bền vững trên Shopee (Phần 1)
Kinh doanh trên Shopee là mô hình bán hàng được rất nhiều người sử dụng hiện nay. Tuy nhiên bán hàng trên Shopee không đơn thuần và đơn giản như bạn nghĩ. Để kinh doanh trên Shopee hiệu quả bạn cần phải luôn trau dồi cho mình những kiến thức nhất định nếu không muốn bị tụt hậu lại đằng sau.
Để kinh doanh trên sàn thương mại điện tử này hiệu quả, bài viết dưới đây sẽ cung cấp đến bạn cách xây dựng và phát triển Shop bền vững trên Shopee đàn được rất nhiều người quan tâm hiện nay.
Cùng Salekit tham khảo phần 1 trước nhé.
Hướng dẫn cách xây dựng Shop chuẩn sàn – chuẩn Seo từ A – Z
- Chuẩn sàn: Shop chuyên nghiệp sẽ bán hàng chuyên nghiệp
- Chuẩn Seo: Tăng độ hiển thị tự nhiên (không mất phí quảng cáo) sản phẩm cũng như shop của bạn khi khách hàng tìm kiếm trên Shopee.
Đặt tên Shop
Đặt tên Shop là bước bắt buộc và đầu tiên để bạn có thể bắt đầu bán hàng trên Shopee. Bạn có thể đặt tên Shop của mình bằng hai cách như:
- Sử dụng điện thoại có sim, tải app Shopee về và bắt đầu làm theo các hướng dẫn của Shopee đưa ra.
- Sử dụng máy tính có kết nối internet và truy cập vào website của Shopee và làm theo các hướng dẫn của Shopee đưa ra là lập được ngay.
Có rất nhiều người mắc lỗi trong khâu đặt tên Shop trên Shopee, chính vì vậy bạn cần lưu ý những điển sau khi đặt tên Shop trên Shopee:
- Không nên đặt tên Shop theo cảm tính, lấy tên riêng, hay nickname làm tên đăng nhập vì đây là những tên chỉ phù hợp để mua hàng còn để bán hàng thì không phù hợp cả về mặt chuyên nghiệp cũng như chuẩn SEO.
- Để chuẩn Seo tăng độ hiển thị khi tìm kiếm thì mọi người nên đặt tên đăng nhập và tên hiển thị khi tìm kiếm trùng với sản phẩm mình đang bán
Ví dụ: Sản phẩm đang bán là kính mắt. Thì tên đăng nhập là kinhmat, tên Shop sẽ là Kính mắt. Tuy nhiên sẽ có 1 câu hỏi đặt ra là khi tên đăng nhập đã bị người khác lấy trước đó thì sao, gợi ý cho các bạn là có thể bổ sung thêm từ phụ phù hợp nhất với sản phẩm của mình như : kinhmathanquoc hay kinhmathq…
Lập Shop
Sau khi đã xác định được tên đăng nhập, tên Shop, bước tiếp theo bạn cần làm là lập Shop. Để lập Shop, bạn cần thực hiện theo các bước sau:
Bước 1. Truy cập vào https://shopee.vn/ hoặc vào App Shopee trên mobile để bắt đầu lập Shop.
Bước 2. Ấn vào Đăng ký và điền các thông tin như: SĐT, mã xác nhận, thông tin cá nhân,… và bạn cần lưu ý chỗ tên đăng nhập nhé.
Bước 3. Thiết lập Shop.
Sau khi đã hoàn tất đăng ký thiết lập trên Shopee, bạn truy cập vào giao diện dành cho người bán thông qua đường dẫn: https://banhang.shopee.vn/. Bạn tiếp tục vào mục “Thiết lập Shop” để thay đổi lại những thông tin chính như: Tên shop, hình ảnh đại diện, mô tả shop…
Tại mục mô tả Shop, bạn cũng nên tối ưu vì khi khách hàng gõ tìm kiếm Google những từ khóa mà phần mô tả bạn đã tối ưu sẽ có cơ hội xuất hiện.
Bước 4. Địa chỉ, đơn vị vận chuyển
Để việc bán hàng chuyên nghiệp và có thể bắt đầu đăng sản phẩm bán hàng bạn cần thiết lập địa chỉ lấy hàng, địa chỉ trả hàng. Đối với những bạn xây dựng theo mô hình Dropship thì lấy địa chỉ này theo địa chỉ của nhà cung cấp (Shop mà bạn sẽ Dropship)
Trong phần đơn vị vận chuyển bạn cũng cần lưu ý những điểm sau:
- Đối với những Shop mới, Shopee sẽ mặc định các đơn vị vận chuyển là: GHN, GHTK, J&T, VNPost, Ninja Van…
- Nếu bạn ở Hà Nội, HCM và Đà Nẵng thì có thể mở thêm 2 đơn vị vận chuyển giao hàng siêu tốc giao hàng trong 1h là Grab và Nowship vì tính nhanh, gọn của nó. Nếu bạn không thiết lập được 2 đơn vị vận chuyển hỏa tốc trên hãy liên hệ cho nhân viên hỗ trợ bên Shopee.
Làm xong các bước này là bạn đã chính thức có Shop trên Shopee rồi nhé.
Đăng sản phẩm chuẩn SEO tăng ngay doanh số
Theo thống kê thì Shop có càng nhiều sản phẩm, đa dạng mẫu mã thì sẽ được khách hàng follow và ưa thích mua hàng hơn vì cảm giác yên tâm sẽ cao hơn. Chính vì vậy, trong một Shop sẽ có rất nhiều sản phẩm, có những sản phẩm bán chạy và những sản phẩm bán chậm.
Tuy nhiên, cũng đừng vì các sản phẩm bán chậm mà bạn không quan tâm và bỏ qua nó, chỉ đăng những sản phẩm bán chạy. Để các sản phẩm của Shop thu hút được khách hàng, bạn nên tham khảo các đăng sản phẩm lên Shopee dưới đây:
Bước 1: Tại giao diện của người bán tại https://banhang.shopee.vn/ bạn truy cập vào “Thêm sản phẩm mới”.
Bước 2: Điền tên sản phẩm => Chọn danh mục ngành hàng
Thông thường bạn sẽ được Shopee gợi ý ngành hàng nên bán. Nếu không thấy gợi ý thì bạn có thể chọn theo ngành hàng của sản phẩm mình bán nhé.
Bước 3: Cập nhật các thông tin Shopee cần như: mô tả, thương hiệu, giá, tồn kho…
Bước 4: Cập nhật hình ảnh (tối đa 8 hình).
Sau khi đã điền đầy đủ các thông tin, bạn nhân “Cập nhật” là xong.
Để các sản phẩm của bạn được tối ưu khi đăng trên Shopee bạn cần phải đạt được những yếu tố sau:
Đặt tên sản phẩm
Trên các sàn thương mại điện tử hiện nay, kết quả hiển thị tìm kiếm dựa vào tên sản phẩm làm yếu tố hàng đầu. Tuy nhiên nếu bạn quá nhồi nhét từ khóa vào sản phẩm sẽ tạo cảm giác khó chịu cho khách hàng. Chính vì vậy, để đặt tên sản phẩm hiệu quả, thu hút khách hàng bạn có thể tham khảo các cách sau:
Cách 1: Tên thông thường
Tên sản phẩm = Loại sản phẩm + Thương hiệu + Model + Thông số kỹ thuật + Khích thước/Dung tích.
Cách 2: Tên giật tít
Tên sản phẩm = [Câu giật tít] + Tên sản phẩm + Chức năng, công dụng.
VD: [Rẻ vô địch] Bộ Decal Dán – Dây quấn 3 màu – Nút bảo vệ hình thú.
Cách 3: Tên chứa từ khóa mở rộng hướng tới khách hàng cụ thể
Cách 4: Tên chứa yếu tố chân thật, gần gũi
VD: [Ảnh thật] Áo khóa nam chất lượng xuất xứ Hàn Quốc.
Để biết từ khóa lấy ở đâu và làm thế nào để biết nó có hiệu quả hay không bạn cần thực hiện theo 3 bước sau:
Bước 1: Nghiên cứu từ khóa, tiêu đề sản phẩm
Để làm được bước này bạn cần dựa vào các công cụ để nghiên cứu và lọc ra bộ từ khóa như: Google Keyword Planner, FFF, Keywordtool… Sau khi đã có bộ từ khóa liên quan đến sản phẩm thì bạn vào Shopee tìm kiếm, gõ những ký tự đầu để nhận được những gợi ý từ Shopee. Đây là những từ khóa được tìm kiếm nhiều khi khách hàng tìm kiếm sản phẩm.
Bước 2: Phân tích đối thủ
Sau khi đã có bộ từ khóa lọc ra từ file excel, bước tiếp theo bạn cần làm là tìm hiểu đối thủ trực tiếp cạnh tranh của mình hiện tại. Trên đây bạn có thể tìm kiếm được những sản phẩm có lượt bán, đánh giá tốt nhất rồi phân tích cách họ đặt tiêu đề, cách mô tả sản phẩm, cách đặt giá, hình ảnh họ sử dụng… Từ đó bạn có thể tìm ra được những điểm chung, điểm riêng của các sản phẩm bán chạy của các Shop để từ đó tối ưu cho các sản phẩm của mình. Ưu tiên từ khóa dài, hướng đến đối tượng cụ thể càng tốt tỷ lệ chốt đơn sẽ cao hơn.
Bước 3: Theo dõi và tối ưu (Quan trọng nhất)
Cách duy nhất để biết được những thay đổi và tối ưu các sản phẩm như thế nào là hợp lý là bạn phải Test. Để có thể Test các sản phẩm một cách chính xác nhất bạn cần làm:
- Thống kê lại những thông số: Lượng xem, Lượng truy cập, Số đơn hàng/Số sản phẩm bán được.
- Bạn cần theo dõi từ 5 – 10 ngày. Sau 10 ngày bạn dùng Mẫu 1, Mẫu 2. Sau đó bạn có thể lấy được kết quả bà biết được mẫu nào hiệu quả hơn và sử dụng.
Lưu ý: Sau khi thay đổi tiêu đề, lượng truy cập sẽ bị giảm nhẹ sau đó sẽ phục hồi lại. Tuy nhiên trong một số trường hợp mẫu tiêu đề có lượng xem không như kỳ vọng ban đầu và có thể bị giảm mạnh thì bạn nên quay lại mẫu cũ ngay nhé. Song song với việc thay đổi tiêu đề, bạn nên Test thêm giá cả, hình ảnh, mô tả…
Mô tả Sản phẩm
Có một thực tế hiện nay là khách hàng rất lười đọc, họ chỉ đọc lướt qua mấy gạch đầu dòng đầu tiên và rất ít khi kích vào đọc cả bài viết nên chủ Shop thường ít quan tâm đến vấn đề này. Tuy nhiên, khách hàng không đọc không có nghĩa là Google và Shopee không đọc nhé. Để khách hàng biết đến sản phẩm thì bạn qua các bước tìm đó là tìm kiếm, hiển thị và click.
Việc mô tả sẽ giúp sản phẩm bạn chuyên nghiệp hơn, giúp khách hàng dễ hình dung và quan trọng là bớt thời gian để chat tư vấn. Theo các kết quả quảng cáo hiện nay thì sản phẩm có mô tả đầy đủ, rõ ràng sẽ có lượt mua cao hơn nhé.
Hashtag
Để các sản phẩm của bạn thu hút và tiếp cận được nhiều đối tượng khách hàng thì bạn không thể bỏ qua Hashtag nhé. Đây là một trong những yếu tố giúp sản phẩm của bạn tăng hạng trong hiển thị tự nhiên.
Hiện nay, chúng được dùng 18 Hashtag, có thể lấy một số ví dụ như: #áo_thun_nam; #ao_thun_nam; #aothunnam… Vậy những cụm từ Hashtag lấy đâu ra? Tất nhiên là không thể tự nghĩ, trừ khi bạn quá hiểu sản phẩm, hiểu khách hàng và hiểu cả Shopee.
Thường thì chúng ta sẽ sử dụng các công cụ minh bạch và chính xác nhất để phân tích các cụm từ này như: Google keyword planner, keywordtool.io, Ahref, thanh tìm kiếm của Shopee…
Hình ảnh
Một trong những yếu tố thu hút khách hàng mua các sản phẩm trên Shop của bạn hiện nay là hình ảnh các sản phẩm. Khách hàng trên Shopee có tới 55% là nữ và điều họ quan tâm nhất là độc và đẹp. Nếu các sản phẩm của bạn đáp ứng đủ 2 yếu tố trên thì việc bán hàng của bạn sẽ trở nên thuận lợi hơn rất nhiều nhé. Khách hàng sẽ xem nội dung sản phẩm qua hình ảnh sản phẩm của bạn đầu tiên. Chính vì vậy, nếu hình ảnh sản phẩm càng chuyên nghiệp khách hàng càng thích thú và tỷ lệ họ quyết định bỏ vào giỏ hàng sẽ cao.
Khuyến khích sử dụng hình ảnh có tỷ lệ khung hình là 1:1 trên nền trắng trơn và có độ phân giải cao, tối thiểu là 1024 x 1024 pixels (phần này sẽ có lợi rất nhiều cho phần chạy quảng cáo sau này).
Tối ưu hình ảnh trước khi đăng tải lên Shopee cũn là điều bạn cần lưu ý nhé. Nếu bạn nào đã SEO google sẽ biết để SEO hình ảnh thì bạn cần phải tối ưu mô tả trước khi ( phần này sẽ có lợi rất nhiều cho quảng cáo liên quan). Bạn có thể tham khảo 100 khung hình ảnh tại file 100 khung hình Shopee nhé.
Video
Video sản phẩm là yếu tố không thể thiếu để tăng tỉ lệ mua hàng và giảm tỉ lệ thoát khỏi trang của bạn trên Shopee. Đâ cũng là một trong những yếu tố giúp bạn giảm giá thầu từ khóa khi bạn quảng cáo.
Tất tần tật những công cụ Marketing của Shopee hiện nay
Chương trình của tôi
Mục đích
Tạo các ưu đãi giảm giá nhằm thu hút khách hàng. Để có mức giảm giá hấp dẫn bạn nên cân nhắc giá gốc khi đăng các sản phẩm.
Cách thực hiện
Vào kênh Markting => Chọn chương trình của tôi => Tạo chương trình khuyến mãi mới.
Lưu ý:
- Thời gian bắt đầu chương trình khuyến mãi phải cách thời điểm hiện tại ít nhất là 24 giờ.
- Giá giảm tối đa 50%.
- Bạn có thể thiết lập số lượng mua tối đa của 1 sản phẩm.
- Số lượng tối đa có thể thêm vào chương trình là 1000.
Mã giảm giá của tôi
Mục đích
Tạo các voucher với ưu đãi đặc biệt dành cho từng sản phẩm hoặc toàn bộ gian hàng. Nhằm thu hút và giữ chân người mua, cũng có thể nhờ vào mã giảm giá để tăng giá trị đơn hàng.
Cách thực hiện
Vào kênh Markting=> Chọn mã giảm giá của tôi =>Tạo mã giảm giá mới.
Lưu ý:
- Voucher toàn Shop : Dùng để tạo mã giảm giá áp dụng cho tất cả sản phẩm trong Shop.
- Voucher sản phẩm: Dùng để tạo mã giảm giá áp dụng cho những sản phẩm được Shop chọn.
- Mã giảm giá sẽ có tối đa 9 ký tự: 4 ký tự đầu mặc định là 4 chữ cái đầu tên đăng nhập; 5 ký tự tiếp theo bạn được phép điều chỉnh theo kí tự chữ cái (A - Z), số (0 - 9).
- Thiết lập hiển thị: trang chủ của Shop, trang chi tiết sản phẩm, trang thông tin giỏ hàng, Shopee Live và Shopee Feed.
Flash sale của Shop
Mục đích
Tạo các chương trình giảm giá đặc biệt cho 1 số sản phẩm. Cách để đẩy sale vào những khung giờ nhất định. Chỉ những shop đạt điều kiện mới được tính năng này.
Cách thực hiện
Vào kênh Markting => Chọn Flash sale của shop => Tạo chương trình mới.
Lưu ý:
Shop đạt tiêu chuẩn để được phép thiết lập là phải thỏa mãn:
- Tỉ lệ đơn hàng không thành công: <10%
- Tỉ lệ hàng giao trễ: <10%
- Tỉ lệ phản hồi chat: >=80%
- Thời gian chuẩn bị hàng: <=2 ngày
- Đánh giá Shop: >=4
- Lần đăng nhập gần nhất trong 7 ngày qua
Bạn có thể tham gia tối đa 10 sản phẩm trong 1 khung giờ. Mức giá giảm không được thấp hơn 1000vnđ. Ngoài ra bạn cũng được phép thiết lập số sản phẩm tham gia (lưu ý chỗ này, không là sẽ có thông báo hết hàng cho sản phẩm tham gia, vì bạn đã để số lượng sản phẩm tham gia là full kho)
Top sản phẩm bán chạy
Mục đích
Giới thiệu những sản phẩm mới khi khách hàng truy cập vào chi tiết sản phẩm của bạn. Hoặc tăng doanh thu cho những sản phẩm bán chạy.
Cách thực hiện
Vào kênh Markting => Chọn Top sản phẩm bán chạy => Thêm danh mục
Lưu ý:
- Bạn có thể tạo tối đa 10 danh mục.
- Top sản phẩm bán chạy. Mỗi lần hiển thị chỉ 1 danh mục.
- Mỗi danh mục sẽ có 4 - 8 sản phẩm.
- Sản phẩm sẽ bị ẩn khi bị hết hàng, kiểm duyệt.
Combo khuyến mãi
Mục đích
Thu hút khách hàng tăng hiệu quả bán hàng. Tăng doanh thu, tạo nên những combo phụ trợ đi kèm, tiện lợi thao tác cho người mua.
Cách thực hiện
Vào kênh Markting => Chọn Combo khuyến mãi => Tạo combo mới.
Lưu ý:
Hiện nay có 3 loại combo bạn cần lưu ý như:
- Giảm giá theo % . Ví dụ: Mua 2 sản phẩm, giảm 5%
- Giảm giá theo số tiền .Ví dụ : Mua 2 sản phẩm, giảm 10.000vnđ
- Giảm giá đặc biệt . Ví dụ: Mua 2 sản phẩm với giá 99.000vnđ.
Ưu đãi follow
Mục đích
Tăng lượt follow, giữ chân khách hàng tiềm năng. Bên cạnh đó tăng hiệu quả bán hàng cho các chủ Shop.
Cách thực hiện
Vào kênh Markting => Chọn Ưu đãi Follow => Tạo ưu đãi.
Lưu ý:
- Chỉ những người chưa follow shop mới được áp dụng và chỉ được sử dụng 1 lần.
- Thời gian diễn ra: ít nhất 24h và tối đa 90 ngày.
- Bạn có thể tạo theo 2 hình thức là khuyến mãi hoặc hoàn xu.
- Người mua đã bấm Lấy mã giảm giá có thể sử dụng mã trong vòng 7 ngày tính từ thời điểm nhận được mã giảm giá.
Mua kèm deal sốc
Mục đích
Tăng lượt hiển thị thu hút khách hàng, tăng doanh số bán hàng. Bán kèm những sản phẩm phụ trợ cho nhau.
Cách thực hiện
Vào kênh Markting => Chọn Mua kèm deal sốc => Tạo ngay deal sốc.
Lưu ý:
- Bạn được phép thiết lập mức giá giảm khác nhau cho từng sản phẩm phụ (sản phẩm mua kèm) đây là tính năng linh hoạt hơn combo.
- Bạn có thể giới hạn tối đa sản phẩm mua kèm. Được phép tùy chỉnh hiển thị ưu tiên sản phẩm mua kèm.
- Thời bắt đầu chạy phải sau thời điểm hiện tại ít nhất 1 tiếng.
- Thời gian kết thúc phải ít nhất 1 giờ sau khi bắt đầu
- Thời gian kết thúc tối đa là 3 tháng sau thời gian bắt đầu
Sử dụng phần mềm quản lý bán hàng miễn phí Salekit để tối ưu công việc kinh doanh của bạn.
Quảng cáo của tôi
Mục đích
- Giúp sản phẩm, Shop của bạn hiển thị tiếp cận được nhiều hơn với khách hàng
- Quảng cáo sẽ hiển thị tại trang kết quả tìm kiếm khi người mua tìm kiếm với từ khóa mà bạn đã thiết lập cho sản phẩm đấu thầu của mình.
- Đẩy sản phẩm của bạn hiển thị ở các vị trí đầu Trang kết của khách vào quảng cáo để tối ưu doanh thu và lợi nhuận.
Cách thức thực hiện
Quảng cáo Shopee hiện nay có 3 hình thức thục hiện đó là: Quảng cáo đấu thầu từ khóa, Quảng cáo liên quan, Quảng cáo Shop Ads.
Quảng cáo đấu thầu từ khóa.
- Vị trí hiển thị
- Trên website: sẽ là 5 kết quả đầu và 5 kết quả cuối trên trang kết quả tìm kiếm.
- Trên App: 2 vị trí đầu tiên trong trang kết quả tìm kiếm. Sau đó, 1 quảng cáo sẽ được hiển thị sau mỗi 3 kết quả tự nhiên.
- Các yếu tố ảnh hưởng đến vị trí hiển thị
Shopee xét điểm để quyết định vị trí của sản phẩm bạn chủ yếu dựa vào 2 yếu tố: Giá thầu, Mức độ liên quan
- Độ liên quan của sản phẩm với từ khóa bạn chọn
- Tỷ lệ nhấp chuột vào quảng cáo (vì vậy bạn cần phải tối ưu sản phẩm thật tốt trước khi xét chạy quảng cáo cho sản phẩm). Đây là lý giải cho bạn vì sao 1 từ khóa mà mỗi ngày 1 giá thầu.
Lưu ý: Quảng cáo có thể sẽ không có hiệu quả ngay và theo khuyến khích đến từ Shopee thì:
- Khi bạn chạy quảng cáo lần đầu, hãy chờ ít nhất 2 tuần trước khi tải báo cáo về để có dữ liệu đầy đủ và thiết thực. Shopee khuyến khích bạn hạn chế điều chỉnh quảng cáo trong 2 tuần đầu tiên.
- Tùy theo từng mục tiêu trong từng giai đoạn kinh doanh của mình, bạn cần chọn sản phẩm thích hợp để cho chạy quảng cáo bởi đây là nhân tố mang tính quyết định đến hiệu quả của quảng cáo.
Có 3 mục tiêu chính bạn cần phân biệt rõ ràng và có lựa chọn phù hợp để quảng cáo các sản phẩm của mình trên Shopee như:
Mục tiêu 1: Tăng hiển thị cho sản phẩm mới, tăng lượt follow cho shop mới
Với mục tiêu này bạn sẽ chọn các loại sản phẩm mới để tăng hiển thị và kiểm tra tiềm lực thị trường của chúng để đưa ra những chiến lược phù hợp xem có nên nhập hàng về bán hany không.
- Chọn sản phẩm
Bạn nên chọn những sản phẩm mới chưa có lượt tương tác. Tạo thêm nhiều biến thể (phân loại, combo, nhiều loại ưu đãi…). Ngoài ra bạn cũng nên chọn sản phẩm phễu có giá hấp dẫn nếu muốn tăng lượt follow cho Shop.
- Chọn từ khóa (khuyến khích chọn thủ công)
Sử dụng các công cụ phân tích từ khóa để lựa chọn những từ khóa hot, từ khóa ngách, từ khóa khách hàng sẽ search khi muốn tìm kiếm sản phẩm của bạn. Bạn có thể dùng Google Keyword Planner, FFF, Keywordtool…
Sau khi đã có bộ từ khóa liên quan đến sản phẩm thì bạn vào Shopee tìm kiếm, gõ những ký tự đầu để nhận được gợi ý từ Shopee (đây là những từ khóa được tìm kiếm nhiều khi khách hàng tìm kiếm sản phẩm). Sau đó xuất ra 1 file excel.
Khi chúng ta đã có bảng thống kê những từ khóa (ít nhất 10 từ khóa) sẽ dùng để chạy quảng cáo đấu thầu cho sản phẩm đó. Trong trường hợp mục tiêu là tăng hiển thị thì chúng ta sẽ dùng từ khóa mở rộng để tiếp cận được nhiều khách hàng hơn. Bạn cũng đừng quên những từ khóa không dấu, từ khóa viết tắt và cả từ khóa đối thủ nữa nhé.
Mục tiêu 2: Thúc đẩy doanh số
Hầu như mọi người đều chọn mục tiêu này để tăng doanh số bán hàng cho Shop của mình trên Shopee. Bạn sẽ tập trung vào các sản phẩm bán chạy nhất có lượt quan tâm nhiều nhất của shop bạn, hay các sản phẩm có tiềm năng thu về lợi nhuận, như các sản phẩm đang khuyến mãi.
- Chọn sản phẩm
Chọn các sản phẩm bán chạy nhất có lượt quan tâm nhiều nhất của shop bạn hay các sản phẩm hot Trend, sản phẩm bạn có ưu thế cạnh tranh trên thị trường.
- Chọn từ khóa
Bạn có thể sử dụng các công cụ phân tích từ khóa để lựa chọn những từ khóa Hot, từ khóa ngách, từ khóa khách hàng sẽ search khi muốn tìm kiếm sản phẩm của bạn. Dùng Google Keyword Planner, FFF, Keywordtool… Sau khi đã có bộ từ khóa liên quan đến sản phẩm thì vào Shopee tìm kiếm, gõ những ký tự đầu để nhận được những gợi ý từ shopee (đây là những từ khóa được tìm kiếm nhiều khi khách hàng tìm kiếm sản phẩm). Sau đó xuất ra 1 file excel.
Khi chúng ta đã có bảng thống kê những từ khóa (ít nhất 10 từ khóa) sẽ dùng để chạy quảng cáo đấu thầu cho sản phẩm đó. Bạn cũng đừng quên nhưng từ khóa không dấu, từ khóa viết tắt và cả từ khóa đối thủ nữa nhé.
Mục tiêu 3: Tăng lợi nhuận bán hàng
Kinh doanh mục tiêu cuối cùng vẫn là lợi nhuận, tuy nhiên để đạt được mục tiêu này bạn cần phải có chiến lược rõ ràng. Đối với những Shop mới thì không nên bắt đầu ngay.
- Chọn sản phẩm
Để việc kinh doanh của bạn trên Shopee hiệu quả và doanh số cao, bạn cần lựa chọn thật kỹ các sản phẩm có giá bán, biên độ lợi nhuận cao.
- Chọn từ khóa
Bạn có thể sử dụng các công cụ phân tích từ khóa để lựa chọn những từ khóa Hot, từ khóa ngách, từ khóa khách hàng sẽ search khi muốn tìm kiếm sản phẩm của bạn. Dùng Google Keyword Planner, FFF, Keywordtool… Sau khi đã có bộ từ khóa liên quan đến sản phẩm thì vào Shopee tìm kiếm, gõ những ký tự đầu để nhận được những gợi ý từ shopee (đây là những từ khóa được tìm kiếm nhiều khi khách hàng tìm kiếm sản phẩm).
Bạn cũng nên lưu ý chọn những cụm từ khóa chính xác là những từ liên quan nhất đến sản phẩm, chọn từ khóa càng cụ thể chi phí quảng cáo sẽ càng rẻ. Chọn những từ khóa hướng khách hàng mục tiêu, ưu tiên từ khóa dài, từ khóa không dấu.
Quảng cáo liên quan
Để được sử dụng tính năng quảng cáo liên quan, shop bạn cần đạt được những yêu cầu sau:
- Shop phải có ít nhất 1 đánh giá
- Shop vẫn hoạt động bình thường trong 14 ngày gần nhất và không bật chế độ tạm nghỉ
- Sản phẩm không thuộc ngành sản phẩm cho người lớn (VD: đồ chơi tình dục, bao cao su…)
Vị trí hiển thị
- Sản phẩm tương tự: những sản phẩm được tài trợ sẽ xuất hiện ở 2 vị trí đầu và mỗi vị trí thứ 5 tiếp theo sau sau đó.
- Có thể bạn cũng thích: Bạn sẽ thấy tối 5 sản phẩm quảng cáo được hiển thị ở mục Có thể bạn cũng thích trong 30 vị trí đầu tiên.
- Gợi ý hôm nay: Sản phẩm của bạn sẽ hiển thị tại mục gợi ý hôm nay, tại trang chủ của shoppee. Sẽ có tối đa 15 sản phẩm tài trợ được hiển thị trong 100 vị trí đầu tiên.
Các yếu tố ảnh hưởng đến vị trí hiển thị
Cũng giống như quảng cáo đấu thầu từ khóa shopee sẽ tính điểm để xét duyệt vị trí hiển thị dựa vào 2 yếu tố: giá thầu và mức độ liên quan.
- Giá thầu: là giá cao nhất bạn chi ra để trả cho 1 lần click của khách hàng
Giá thầu càng cao thì vị trí hiển thị của sản phẩm sẽ cao. Thường chi phí bạn chi trả sẽ thấp hơn so với chi phí bạn thiết lập. Vì hệ thống sẽ tính theo khoản phí thấp nhất bạn cần để giữ vị trí quảng cáo của mình.
- Mức độ liên quan
- Vị trí Sản phẩm tương tự: Sản phẩm phải có nhiều điểm tương đồng với trang chi tiết sản phẩm. Shopee sẽ dựa vào danh mục sản phẩm, tên và mô tả sản phẩm của bạn để đánh giá điểm tương đồng.
- Vị trí có thể bạn cũng thích: Shopee sẽ dựa vào những yếu tố như mức độ liên quan hoặc sản phẩm có tính bổ trợ cho trang chi tiết sản phẩm hiện tại để xét duyệt vị trí.
- Gợi ý hôm nay: Quảng cáo của bạn sẽ xuất hiện với những người dùng có các hành động: xem, thích, bỏ vào giỏ hàng...với những sản phẩm tương đồng với sản phẩm của bạn.
Xem thêm: Khởi nghiệp với 5 triệu - Câu chuyện thành công của những triệu phú.
Chăm sóc khách hàng trên Shopee – Chìa khóa thành công, bền vững của doanh nghiệp
Chăm sóc khách hàng là một phần không thể thiếu nếu bạn muốn Shop của bạn bán hàng hiệu quả trên Shopee. Để hỗ trợ khách hàng tốt nhất, bạn cần:
- Chăm khách hàng trước khi quyết định mua sản phẩm
- Chăm sóc sóc khách hàng trong khi đang mua sản phẩm (sản phẩm đang được chuyển đi)
- Chăm sóc khách hàng sau khi hoàn tất quá trình mua sản phẩm
Ngoài ra, chi phí để chăm sóc 1 khách hàng cũ rẻ hơn rất nhiều so với tìm 1 khách hàng mới nhé.
Chăm sóc khách hàng trước khi mua hàng
Thông qua việc khách hàng đã Chat với shop hoặc dựa vào những chiến dịch seeding, đây được coi là bước để chúng ta vẽ chân dung và định hình các đối tượng khách hàng của mình.
Nếu khách hàng đang ở mức thăm dò, để đạt được kết quả tốt nhất chúng ta không nên bán sản phẩm, dịch vụ ngay mà nên chia sẻ để giải quyết những vấn đề đang gặp phải của khách hàng. Trong trường hợp là chiến dịch seeding thì chúng ta nên chia sẻ theo hướng chủ quan, hướng trải nghiệm… để tạo nên sự tin tưởng từ khách hàng tiềm năng của mình.
Nếu khách hàng đang quan tâm đến sản phẩm dịch vụ, nhưng chưa đưa ra quyết định mua hàng thì bạn cần giải đáp đầy đủ các thắc mắc của khách hàng: về công dụng, tính năng, phân loại… của các sản phẩm để khách hàng có sự lựa chọn phù hợp nhất. Ngoài ra bạn cũng cần đưa ra và giải thích những chính sách, ưu đãi đối với sản phẩm, dịch vụ khách hàng đang quan tâm.
Ví dụ: quà tặng kèm theo, mã giảm giá, miễn phí vận chuyển => Hướng dẫn khách đặt hàng.
Chăm sóc khách hàng trong khi mua hàng
Đây chính là lúc khách hàng đã quyết định thanh toán cho đơn hàng của mình. Chính vì vậy, để tăng uy tín cũng như tỷ lệ hoàn thành đơn hàng cao nhất bạn hãy liên hệ và trao đổi chi tiết đơn hàng với khách hàng trước khi đóng gói và giao cho đơn vị vận chuyển.
Nếu bạn không thể làm thủ công ở bước này thì có thể dùng công cụ để được hỗ trợ. Để tăng trải nghiệm của khách hàng thì bạn nên có những món quà và thiệp cảm ơn gói trong đơn hàng để gửi tới khách hàng. Những món quà có thể không cần giá trị nhưng nó rất giá trị trải nghiệm đối với khách hàng.
Tuyệt chiêu để tăng tỷ lệ khách hàng quay lại là tặng mã giảm giá cho khách hàng, như là 1 lời tri ân khách hàng. Nhưng thực chất là kéo khách quay lại. Đây cũng được coi là bước quyết định 80% bạn có được đánh giá 5 sao chất lượng dịch vụ hay không đó.
Một số trường hợp các chủ Shop hay gặp phải khi chăm sóc khách hàng bạn cần biết để có thể xử lý nếu Shop mình gặp phải như:
Người mua muốn giao hàng nhanh hơn, thúc giục giao hàng
Đây là những trường hợp đơn vị vận chuyển ngoài Grab, Nowship. Để giải quyết trường hợp này, trước hết là đồng cảm với vấn đề khách hàng đang gặp phải. Hướng trả lời là Shop đã liên hệ với Shopee và đơn vị vận chuyển, đơn hàng của bạn sẽ được giao đến trong thời gian nhanh nhất có thể vì vậy bạn hãy để ý điện thoại. Ngoài ra Shop cũng cần xin lỗi khách hàng vì sự bất tiện này nhé.
Người mua muốn hủy đơn hàng
Để giải quyết vấn đề này, trước hết bạn cần hỏi lý do tại sao khách hàng muốn hủy đơn để có thể đưa ra hướng giải quyết phù hợp nhất. Nếu người mua vẫn muốn hủy thì có 2 trường hợp:
- Đơn hàng đã gửi cho đơn vị vận chuyển: thông báo người mua từ chối nhận đơn.
- Đơn hàng chưa gửi cho đơn vị vận chuyển: hướng dẫn khách cách hủy đơn hàng.
Chăm sóc khách hàng sau khi mua hàng
Đây là một trong những bước quan trọng nhất, nhưng hiện nay hầu hết những người bán hàng trên Shopee đều làm chưa tối ưu. Vì vậy, nếu muốn chăm sóc khách hàng hiệu quả bạn cần làm tốt các bước sau:
- Đánh giá khách hàng ngay sau khi nhận thông báo khách hàng đã nhận được hàng.
- Trả lời đánh giá của khách hàng. Nếu đánh giá tốt thì gửi lời cảm ơn và gửi tặng ưu đãi cho đơn hàng sau. Nếu đánh giá không tốt thì trực tiếp liên hệ để giải quyết và nhận lại đánh giá tốt. Shopee cho phép người dùng chỉnh sửa lại đánh giá.
- Xin thông tin khách hàng càng chi tiết càng tốt. Để có những ưu đãi về sau nhân ngày sinh nhật, ngày đặc biệt… của khách hàng.
- Chăm sóc khách hàng thông qua Zalo hoặc SMS.
Tóm lại
Bài viết trên đây chúng tôi cung cấp đến bạn Phần 1 Cách xây dựng và phát triển Shop bền vững trên Shopee. Các bạn đọc tiếp phần 2 tại đây nhé: Cách xây dựng và phát triển Shop bền vững trên Shopee (Phần 2)