9 bước mở cửa hàng tạp hóa 'hốt bạc' cho chủ shop

9 bước mở cửa hàng tạp hóa 'hốt bạc' cho chủ shop

Trong bài viết 14 ý tưởng kinh doanh tại nhà không bao giờ bị lỗi thời, Salekit đã nói đến tiềm năng khi mở cửa hàng tạp hóa. Bởi lẽ dân số nước ta ngày càng tăng, cùng với đó là nhu cầu mua sắm ngày càng lớn. Bên cạnh các siêu thị, trung tâm thương mại, siêu thị mini, hầu hết người dân vẫn có xu hướng lựa chọn mua hàng ở các cửa hàng tạp hoá để thuận tiện và nhanh chóng hơn. Việc mở cửa hàng tạp hóa từ xưa đến nay vẫn đang được phát triển ở khắp mọi nơi từ nông thôn đến thành thị.

Nhìn thì thấy công việc bán hàng tạp hóa thu lại rất nhiều lợi nhuận hấp dẫn nhưng vẫn có những trường hợp thất bại khi mở cửa hàng tạp hóa do thiếu kinh nghiệm, thiếu kỹ năng bán hàng hay bị tồn hàng, mất trộm, thất thu từ nhiều khoản khác. Vì thế, trong bài viết dưới đây, SaleKit sẽ đưa ra những bước để kinh doanh cửa hàng tạp hoá hiệu quả nhất dành cho bạn tham khảo.

Định hướng chiến lược kinh doanh và khách hàng tiềm năng

mở cửa hàng tạp hóa

Đầu tiên, chúng ta phải xác định được cửa hàng tạp hóa mở ra để phục vụ khách hàng và họ là ai? Từ đó định hướng mình cần kinh doanh những sản phẩm nào để phù hợp? Yếu tố này chiếm đến 30% sự thành công của cửa hàng tạp hóa. Khi mở cửa hàng tạp hóa bạn phải quan sát các cửa hàng tạp hóa xung quanh của mình xem họ đã kinh doanh những mặt hàng gì và mặt hàng nào chưa có nhưng cần thiết với đối tượng khách hàng mà bạn hướng đến để tìm nguồn nhập. Đây là mô hình kinh doanh nhiều mặt hàng nên bạn sẽ tiêu thụ các mặt hàng được linh động hơn không phải lo câu chuyện nhập hàng về bán cho ai.

Tìm địa điểm, mặt bằng mở cửa hàng tạp hóa

Cũng giống như bất cứ loại hình nào trong kinh doanh bán lẻ, yếu tố mang vai trò quyết định khi mở cửa hàng tạp hóa là chọn mặt bằng sao cho chuẩn nhất. Đầu tiên là vị trí đặt cửa hàng, do đặc thù hàng hóa nên bạn cần chọn khu vực đông dân cư, lưu lượng người qua lại lớn. Nếu thuê được mặt đường là tốt nhất, không thì phải cách xa khu chợ một chút, vì rất dễ bị khuất tầm nhìn.

Bạn nên chọn một vị trí xa các siêu thị lớn, xa các chợ cóc, thuận tiện gần các khu dân cư tập trung để đảm bảo có nguồn tiêu thụ hàng lớn thường xuyên. Cũng nên lưu ý địa điểm bạn chọn nên có chỗ để xe, không gian bên trong thoáng mát như vậy để tiện hơn khi khách hàng có nhu cầu đến mua sắm đây sẽ là điểm cộng để thu hút khách hàng đến với cửa hàng tạp hóa của bạn nhất là với tình hình nóng hổi của việc "đòi lại vỉa hè" hiện nay.

>>> Xem thêm: Tại sao nên chọn mở cửa hàng tạp hóa ở quê?

Khảo sát nhu cầu dân cư khu vực

Sau khi lựa chọn được địa điểm, mặt bằng mở cửa hàng tạp hóa, bước tiếp theo bạn nên làm là khảo sát và phân tích thị trường ở đó. Bạn cần nắm được khu vực chủ yếu chứa nhóm dân cư nào, là nông dân, công nhân, dân văn phòng hay học sinh sinh viên,…

Ở mỗi nhóm dân cư sẽ có đặc điểm riêng về mức thu nhập, nhu cầu sử dụng, sở thích,… Dựa vào từng đặc điểm đó mà bạn phân tích ra những mặt hàng chính để kinh doanh hiệu quả. Nếu bỏ qua bước này bạn sẽ rất dễ bị lấy hàng một cách tràn lan, không hợp thị hiếu hoặc khách hàng không ưu chuộng.

Có một số kinh nghiệm trong việc lựa chọn hàng hoá đối với từng nhóm đối tượng như:

- Nếu là khu vực tập trung nhiều công nhân, học sinh sinh viên mặt hàng bạn nên chọn là các sản phẩm thông dụng, phổ biến, giá thành rẻ.

- Nếu đối tượng khách hàng chủ yếu là công nhân viên chức, dân văn phòng thì những đặc điểm về chất lượng, mẫu mã, trưng bày đẹp mắt lại là yếu tố tiên quyết.

- Ngoài ra cũng có một số đối tượng khách thuộc phạm vị khó hơn như là người nước ngoài, người cao tuổi, trẻ em… thì chủ cửa hàng tạp hóa càng phải tìm hiểu và phân tích kỹ càng.

>>> Xem thêm: Mở siêu thị mini tưởng khó mà dễ, chỉ cần bạn có bí quyết 

kinh doanh cửa hàng tạp hóa

Tìm nguồn hàng đảm bảo về cả giá lẫn chất lượng

Kinh doanh cửa hàng tạp hoá vốn là hình thức theo kiểu năng nhặt chặt bị. Do đó việc tìm được nguồn hàng chất lượng với giá hợp lý là một bước vô cùng quan trọng. Nếu bạn chọn được nguồn hàng tốt giá thành rẻ, chất lượng chắc chắn rằng bạn đang có một thế mạnh nhất định trong việc cạnh tranh và chiếm lĩnh khách hàng. Nên trước khi mở cửa hàng tạp hóa bạn cũng nên lựa chọn nhà cung cấp uy tín để đảm bảo về giá và chất lượng các sản phẩm.

Ngoài ra, bạn cũng nên nhập thật nhiều loại hàng, đa dạng từng chủng loại ngay từ khi mới bắt đầu mở tiệm nhưng hãy để ý đến số lượng hàng khi mới nhập bởi nếu hàng không bán được sẽ dẫn đến vấn đề đau đầu khác đó là tồn kho. Khi có dấu hiệu giá hàng lên thường các nhà cung cấp đầu mối sẽ báo cho mình trước ít nhất 1 tuần bạn nên lập kế hoạch và ôm hàng dự trữ đề phòng giá tăng từ đó được hưởng phần chênh lệch từ những mặt hàng ôm trước (thường là sữa, tã giấy cho trẻ em, dầu ăn…).

Thiết kế không gian, trưng bày sản phẩm, hàng hóa

Với một cửa hàng tạp hóa không trưng bày nhiều cũng không quảng bá được hầu hết các mặt hàng của cửa hàng mình thì khách hàng sẽ không muốn mua hàng tại đó.

Họ muốn tìm đến các cửa hàng có sự trưng bày hàng hoá một cách hợp lý, khoa học. Đơn giản nhất là hàng hoá được xếp cẩn thận ngăn nắp. Sau đó phân chia thành các khu vực với những ngành hàng khác nhau để người mua dễ tìm kiếm.

Ngoài ra, bên cạnh việc sắp xếp hàng hoá sao cho gọn gàng và đẹp mắt bạn cũng nên chú ý đến sự logic và hành vi của người mua. Nhờ vào sự sắp xếp này mà người mua sẽ dễ dàng có nhiều hơn một, hai sự lựa chọn ban đầu. Khi thấy cửa hàng trưng bày nhiều sản phẩm, đẹp mắt và giá rẻ họ sẽ sẵn sàng chi tiền mua thêm, ngoài dự định.

Nếu cầu toàn, kỹ tính, chú trọng đến tâm lý khách nhiều hơn, bạn có thể thiết kế các bảng hiệu cho mỗi khu vực riêng. Điều này giúp cho cửa hàng của bạn trở nên chuyên nghiệp và tối ưu hơn rất nhiều.

>>> Xem thêm: 

5 cách sắp xếp cửa hàng tạp hóa nhìn là muốn mua

Bật mí cách trưng bày sản phẩm bắt mắt, thu hút khách hàng

kinh doanh cửa hàng tạp hóa

Đầu tư trang thiết bị

Khách hàng đến với các cửa hàng tạp hóa vì tính tiện lợi. Chính vì vậy, bạn cần tạo ra nhiều sự tiện lợi càng tốt. Bạn cần đầu tư vào các kệ, quầy để trưng bày hàng hóa giúp khách hàng dễ tìm, dễ lấy. Bên cạnh đó, một số vật dụng khác như đèn, máy tính, giá treo, máy quét mã vạch, camera... cũng cần thiết để làm nổi bật cửa hàng của bạn.

Nếu bạn gặp khó khăn trong việc kiểm soát cửa hàng, hãy sử dụng phần mềm quản lý bán hàng đa kênh để hỗ trợ bạn quản lý dễ dàng hơn, tránh những thiếu sót đáng tiếc.

Đầu tư về nhân lực

Khi mở cửa hàng tạp hóa dù có quy mô nhỏ hay vừa thì bạn cũng phải quản lý rất nhiều mặt hàng khác nhau. Chính vì vậy, việc thuê thêm nhân viên dù chỉ một người cũng có thể giúp bạn đáng kể trong việc bán hàng và kiểm soát hàng hóa. Không những thế, những lúc cửa hàng đông khách thì ngoài việc phục vụ khách hàng tận tình, chu đáo hơn thì có thêm nhân viên sẽ để ý, quan sát hành vi mua hàng của khách được dễ hơn từ đó hạn chế được việc thất thoát hàng hóa do mất trộm. Bạn cũng nên cân nhắc đầu tư về phần này.

Đừng quên marketing thu hút khách hàng

Đã kinh doanh thì việc được khách hàng ghé thăm, nhớ tới thường xuyên là một điều đã thành công trong công cuộc gây dựng thương hiệu trong lòng khách hàng dù bạn chỉ kinh doanh cửa hàng tạp hóa. Vì thế đừng bao giờ quên marketing cho cửa hàng của mình, hãy để cho khách hàng thấy được cửa hàng của bạn là tốt nhất, bán nhiều mặt hàng nhất, uy tín, đảm bảo chất lượng... thì dù có nhiều đối thủ hơn nữa thì bạn cũng đã có một chỗ đứng nhất định trong lòng khách hàng, vượt mặt đối thủ một tầm rồi đó. 

Ngoài ra, cách giao tiếp với khách hàng cũng hết sức quan trọng vì mô hình tiệm tạp hóa nhỏ lẻ trong một khu dân cư sẽ chỉ sống được bằng lượng khách nhất định ở cộng đồng dân cư đó. Nó khác với những cửa hàng phục vụ khách qua đường, lượng khách không gói gọn trong một khu vực nhỏ. Vì thế, khi giao tiếp, phục vụ khách hàng, chủ tiệm, nhân viên cửa hàng phải hết sức khéo léo, gần gũi để tạo mối liên hệ tốt.

mở cửa hàng tạp hóa

Xây dựng chương trình khuyến mãi cho khách hàng thân thiết

Để xây dựng hình ảnh "phục vụ khách hàng tận tâm, nhiệt tình" nhất thì ngoài bán những mặt hàng đảm bảo chất lượng thì hãy có thêm nhiều ưu đãi dành cho khách hàng của mình bằng việc tặng kèm thêm những món quà nhỏ như cây viết, cục gom cho các khách hàng nhí chắc chắn sẽ gây được thiện cảm cho các bậc phụ huynh mà giá trị khuyến mãi cũng không quá cao. Nhiều chủ tiệm tạp hóa cũng tìm cách giữ khách bằng việc giảm bớt thêm lãi để bán giá sản phẩm thấp hơn so với các cửa hàng tiện lợi.

Còn với những khách hàng mua nhiều, bạn cũng có thể xây dựng thêm chương trình hỗ trợ giao hàng tận nhà với những khách hàng có hóa đơn hàng lớn.

Trên đây là những chiến lược mở cửa hàng tạp hóa dành cho những bạn có niềm đam mê với kinh doanh, muốn có cho mình một tiệm tạp hóa nhỏ bé xinh xinh mà vẫn hút khách. Hi vọng bạn sẽ có thêm nhiều kiến thức để bắt tay vào công việc kinh doanh cửa hàng tạp hóa của mình.

Dù là mở cửa hàng tạp hóa hay kinh doanh bất kỳ mặt hàng nào bạn cũng cần phải lưu ý đặt chữ "tâm" lên hàng đầu, vì đây là điều duy nhất giúp bạn giữ chân khách hàng một cách lâu dài. 

https://salekit.com chúc các bạn mở cửa hàng tạp hóa thành công!

 

Bài liên quan