Vì đâu kinh doanh thực phẩm sạch mãi không lãi?

Vì đâu kinh doanh thực phẩm sạch mãi không lãi?

Để đáp ứng nhu cầu thực phẩm sạch của người dân, hiện nay có nhiều cửa hàng kinh doanh thực phẩm sạch ra đời. Tuy nhiên không phải cứ mở ra cửa hàng và mong muốn đáp ứng nhu cầu tiêu dùng thì sẽ có nhiều khách hàng. Không ít các cửa hàng kinh doanh thực phẩm sạch thất bại bởi nhiều lý do khác nhau. 

Được sử dụng thực phẩm an toàn là điều mong mỏi của bất cứ ai khi thực phẩm bị tẩm ướp hóa chất, dư lượng thuốc trừ sâu, chất tạo nạc, thức ăn tăng trọng, bơm kháng sinh vào tôm… đang ở mức báo động. Nhu cầu thị trường cao, người tiêu dùng quan tâm, nhưng tại sao nhiều dự án sản xuất và kinh doanh thực phẩm sạch lại bị phá sản, lỗ vốn, người kinh doanh phải từ bỏ sự nghiệp mà họ kỳ vọng. Muốn sản xuất thực phẩm an toàn để phục vụ cho nguyện vọng chính đáng của con người là điều cực kỳ khó khăn trong lúc này.

Trong bài viết này, Salekit sẽ cùng tìm hiểu về nguyên nhân kinh doanh thực phẩm sạch thất bại nhé!

Khó thay đổi tư duy, thói quen của người Việt

kinh doanh thực phẩm sạch

Người tiêu dùng rất quan tâm tới vấn đề thực phẩm sạch, thực phẩm không đảm bảo chất lượng. Nhưng trong thực tế, vì nhiều lý do mà họ vẫn chưa sẵn sàng bước vào một cửa hàng thực phẩm sạch để mua. Tại sao? Đó chính là thói quen của các bà nội trợ.

Mua ở chợ gần nhà thì tiện hơn, ngại đi xa. Giá rau trong cửa hàng đắt hơn nhiều so với ở chợ, chắc gì rau trong đó đã là rau sạch… Sợ thì có sợ, lo vẫn lo những thói quen tiêu dùng của mọi người vẫn còn lâu mới bỏ được.

Làm sao để người tiêu dùng có thể bỏ được thói quen này. Nếu bạn làm được điều đó có nghĩa là bạn đặt được 50% cơ hội thành công trong kinh doanh thực phẩm sạch.

Niềm tin và sự hoài nghi

lý do kinh doanh thực phẩm sạch thất bại

Tâm lý "chắc gì đã sạch lại còn đắt hơn" chính là rào cản làm cho người tiêu dùng luôn hoài nghi về thực phẩm sạch. Người bán rao: "Rau sạch, trái cây sạch đây!" thì người mua họ có tin bạn không? Khi mà trên thị trường có nhiều "con sâu làm rầu nồi canh", dán mác thực phẩm sạch mà vẫn đưa hàng trôi nổi không rõ nguồn gốc về bán.

Người tiêu dùng hiện nay rất thông thái, họ có nhiều kênh khác nhau để tìm hiểu thông tin, nếu bạn bán cho họ những sản phẩm chất lượng họ sẽ đến với bạn lần sau. Đó chính là những bước đấu tiên thay đổi thói quen mua đồ chợ ấy.

Thực phẩm bẩn đang là nỗi lo ngại lớn nhất của tất cả mọi người, xu hướng chọn rau quả sạch sẽ là xu hướng trong tương lai. 

Xem thêm: Kinh doanh thực phẩm sạch online nên bắt đầu từ đâu?

Có sản xuất nhưng không xây dựng được thương hiệu

cửa hàng kinh doanh thực phẩm sạch

Vì sao nhu cầu sử dụng thực phẩm sạch luôn cao mà người sản xuất và kinh doanh lại phải thất bại? Câu hỏi đầy nghịch lý này được lý giải như sau: đó là thiếu cơ chế, chính sách cho thực phẩm sạch phát triển. Do chúng ta chưa liên kết được 3 nhà: nhà sản xuất, nhà kinh doanh và người tiêu dùng. Là do chúng ta chưa xây dựng được sản xuất theo chuỗi.

Theo Chi Cục trưởng Chi cục Bảo vệ thực vật Hà Nội cho biết: "Nếu không có hệ thống bán lẻ, hỗ trợ kênh tiêu thụ thì 20 năm nữa Hà Nội cũng không biết mua rau an toàn ở đâu".

Vì sao lại như vậy? Đó là một thời gian dài, do công tác quản lý yếu kém dẫn đến hàng loạt đại lý, điểm bán rau an toàn, thậm chí cả siêu thị cũng phát hiện trà trộn bán rau thường thành rau an toàn.

Sự làm ăn gian dối này đã đánh mất niềm tin của người tiêu dùng, dẫn đến không tiêu thụ được, lỗ vốn và phá sản. Ngay cả thương hiệu Sói Biển quảng cáo kinh doanh thực phẩm sạch cũng bị cơ quan chức năng phát hiện không trung thực, ảnh hưởng đến xây dựng thương hiệu, uy tín.

Chính vì điều này đã đánh mất niềm tin nghiêm trọng của người tiêu dùng khiến hàng loạt cửa hàng treo biển rau an toàn phải gỡ xuống. Đến nay, rau an toàn sản xuất ra lại tiêu thụ chủ yếu ở chợ dân sinh, chợ đầu mối với giá như rau thường.

Giả sản phẩm chưa thực sự phù hợp với ví tiền người tiêu dùng Việt

kinh doanh thực phẩm sạch

Có không ít những người kinh doanh cá nhân hoặc các doanh nghiệp tham gia đầu tư vào lĩnh vực kinh doanh thực phẩm sạch và điều tất yếu là đầu tư cơ sở vật chất. Một điều dễ dàng thấy là nhu cầu thực phẩm sạch luôn cao, đặc biệt tại các thành phố lớn, và các cửa hàng kinh doanh thực phẩm sạch không nhiều nên cạnh tranh không quá lớn. Nhưng chi phí đầu tư vào khá cao, chi phí thuê mặt bằng, lắp đặt trang thiết bị và nguồn hàng. Thậm chí nhiều doanh nghiệp còn làm tất cả các khâu như: trồng rau, giết mổ để đảm bảo chất lượng cho khách hàng.

Nhưng điều đó khiến giá thực phẩm nâng lên rất cao so với giá cả ngoài thị trường của các thực phẩm không sạch. Và chỉ nghĩ đơn giản: Bạn có thể bỏ ra số tiền quá nhiều để chi tiêu cho bữa ăn hằng ngày khi lương của bạn không thật sự cao? Thực phẩm ngày càng cao khiến người tiêu dùng thật sự "điêu đứng" để thắt chặt chi tiêu.

Thực phẩm sạch được đảm bảo chất lượng tốt hơn cho sức khỏe của người tiêu dùng, và dĩ nhiên giá có thể sẽ cao hơn. Nhưng nếu bạn là một người đang kinh doanh thực phẩm sạch nên nhớ một điều: Sản phẩm bạn kinh doanh phục đại đa số người tiêu dùng vì vậy giá cả phải hợp lý. Tuy đây là nhu cầu thiết yếu hàng ngày nhưng khi chi phí bỏ ra quá cao người tiêu dùng vẫn sẽ lựa chọn các sản phẩm không sạch theo kinh nghiệm cá nhân của họ khi tiêu dùng.

Xem thêm: Kế hoạch kinh doanh để xây dựng kế hoạch kinh doanh thực phẩm sạch hoàn hảo nhất nhé.

Địa điểm cửa hàng ảnh hưởng không hề nhỏ tới doanh thu

Hầu hết các cửa hàng kinh doanh thực phẩm sạch trong nước không cung cấp đầy đủ tất cả các loại thực phẩm mà người tiêu dùng cần. Tại những cửa hàng đó chỉ bao gồm số lượng thực phẩm có hạn, vì vậy sự lựa chọn của người tiêu dùng sẽ hạn chế hơn. Trong khi chợ lớn là một nơi buôn bán đủ các nhu yếu phẩm và thực phẩm, hoa quả cực kỳ đa dạng, thỏa mãn nhu cầu người mua.

Vì vậy, thay vì đặt cửa hàng hàng trên các tuyến phố thì hãy đặt cạnh chợ lớn. Khi người tiêu dùng mua hàng họ dễ dàng lựa chọn sản phẩm hơn là mất quá nhiều thời gian đi lại giữa chợ và tìm các cửa hàng kinh doanh thực phẩm sạch để lựa chọn hàng. Hơn nữa, tại các chợ thì lượng khách hàng tiếp xúc với cửa hàng cao hơn là việc đặt trên các tuyến phố.

Xem thêm: Hướng dẫn cách tìm mặt bằng kinh doanh tại những vị trí 'đắc địa'

Chỉ nhập hàng ngoại mà không biết tận dụng hàng nội là sai, quá sai!

kinh doanh thực phẩm sạch

Các cửa hàng kinh doanh thực phẩm sạch luôn có xu hướng ưa chuộng hàng nhập, các biển quảng cáo lớn hàng nhập khẩu từ Mỹ, hay Châu Âu. Không thể phủ nhận rằng hàng nhập khẩu có sức hấp dẫn khá lớn với bộ phận người Việt sính ngoại. Tuy nhiên, giá thực phẩm này luôn cao và lượng người tiêu dùng thật sự không hiệu quả.

Hiện nay, trong nước có rất nhiều khu vực trồng rau sạch đảm bảo tiêu chuẩn mà không có nguồn ra, trong khi đó các cửa hàng hay siêu thị thực phẩm sạch lại luôn "kêu" thiếu nguồn hàng. Với nguồn cung cấp thực phẩm trong nước sẽ cho giá cả phải chăng hơn, đa dạng lượng thực phẩm và bạn có được những địa chỉ uy tín để nhập hàng hóa, tươi và ngon hơn.

Tóm lại

Trên đây là 6 lý do khiến kinh doanh thực phẩm sạch gặp thất bại. Hãy rút kinh nghiệm từ đó để đưa ra những chiến lược kinh doanh tốt hơn cho mình nhé. 

Phần mềm quản lý bán hàng Salekit chúc bạn kinh doanh thành công!

Bài liên quan