Kinh nghiệm bán quần áo nam từng bước một

Kinh nghiệm bán quần áo nam từng bước một

Khi nhu cầu làm đẹp ngày càng tăng cao không chỉ ở các quý cô mà các quý ông cũng biết mua sắm làm đẹp cho mình. Nhu cầu mua sắm quần áo ngày càng tăng cao và tiêu chuẩn chọn hàng của người tiêu dùng ngày càng khắt khe hơn. Vì vậy, mở cửa hàng quần áo nam là một ý tưởng kinh doanh khả thi và cho thu lãi cao nếu biết cách chọn nguồn hàng và có duyên bán hàng. Bên cạnh đó, để hỗ trợ và tư vấn bán được cho những vị khách của mình bạn cần phải trang bị cho mình những kinh nghiệm bán quần áo nam cho mình. 

Hãy cùng SaleKit tham khảo kinh nghiệm bán quần áo nam từng bước từng bước một dưới đây để hiểu thêm về những bước cần thiết khi mở shop quần áo nhé!

Quần áo nam - mặt hàng tưởng chừng khó những thực sự rất dễ bán trên thị trường

Từ trước đến nay mọi người luôn nói rằng "ăn diện như đàn bà" nhưng có lẽ trong cuộc sống hiện đại của thế kỷ 21, không có ai là không "ăn diện" hết, kể cả phái mạnh. Tuy nhiên, không như các quý cô, cánh mày râu cực kỳ đơn giản và dễ lựa chọn cho mình những mẫu quần áo không cần quá cầu kỳ lựa chọn, chỉ cần vừa size mẫu mã đơn giản là đã thu hút và gây được sự chú ý của các chàng.

kinh nghiệm bán quần áo nam

Quần áo giá sỉ nói chung và quần áo nam nói riêng không kém cạnh gì so với thời trang nữ, các mặt hàng thời trang nam ngày càng trở nên đẹp mắt và mới lạ hơn phong cách thường được hướng đến sự đơn giản tinh tế phù hợp với xu hướng hiện nay.

Nếu như các mẫu thời trang nữ có xu hướng qua thời nhanh nếu không biết điều chỉnh giá cả hợp lý thì sẽ rất khó bán được hàng thì các mặt hàng quần áo nam không có xu hướng lỗi mốt và giá cả ổn định ít thay đổi. Do đó, khi nắm bắt được ưu điểm này đã có rất nhiều shop thời trang nam "mọc lên" không hề thua kém thị trường thời trang dành cho phái nữ. 

Vậy, liệu ngành kinh doanh thời trang nam đã bão hòa? Cơ hội nào cho những người mới bắt đầu kinh doanh?..... Hàng nghìn câu hỏi xuất hiện khi bạn chuẩn bị mở shop thời trang. Sự cạnh tranh trong thị trường kinh doanh luôn tồn tại nhưng nhu cầu của người tiêu dùng luôn là vô hạn. Do vậy, nếu biết cách bạn vẫn có thể startup thành công trong lĩnh vực này. 

Xem thêm: Kế hoạch kinh doanh để biết nhiều về mặt hàng bạn đang muốn kinh doanh nhé !

Bí quyết khởi nghiệp kinh doanh thời trang nam "cực chất" dành cho người mới bắt đầu

Nếu bạn có ý định kinh doanh mua bán quần áo thời trang dành cho nam, bạn chưa có nhiều vốn, bạn chưa có nguồn hàng quần áo nam giá sỉ và chưa có nhiều kinh nghiệm bán quần áo nam, chúng tôi xin đưa ra một số lời khuyên giúp bạn dễ dàng hơn trong việc mở shop quần áo nam.

Bước 1: Xác định và xem xét bản thân có thực sự muốn kinh doanh thời trang nam

Trước khi bắt tay vào làm bất cứ công đoạn nào của ý tưởng kinh doanh quần áo nam bạn nên nghiêm túc xem lại vì sao muốn mở shop quần áo mà không phải là một shop bán hàng gì đó khác hay thậm chí là đi làm một công việc khác. Kinh doanh thời trang nói riêng và buôn bán lẻ nói chung là một công việc đòi hỏi nhiều thời gian công sức. Nên nếu bạn không xác định rõ mục tiêu mở shop của mình là gì, nếu không đủ đam mê và tâm huyết bạn sẽ giống 80% các shop khác – tức là sẽ đóng tiệm trong vòng 2 năm.

Nếu đã chắc chắn đây đam mê, là tâm huyết của mình, hãy đi cùng chúng tôi qua các bước tiếp theo.

Bước 2: Chọn đối tượng khách hàng và mặt hàng bạn sẽ kinh doanh

kinh doanh thời trang nam

Quần áo nam là một phân khúc trong ngành kinh doanh thời trang. Tuy nhiên, bạn nên chia nhỏ hơn nữa để tập trung vào sản phẩm và khách hàng. Nếu tham lam hướng đến quá nhiều đối tượng khách hàng sẽ khiến shop bạn không thể cung cấp lượng sản phẩm khổng lồ cho quá nhiều đối tượng. Hậu quả shop mở được 2-3 tháng đã phải đóng cửa.

Khi chọn một phân khúc, thì hãy tự đặt câu hỏi "vì sao mình chọn phân khúc này mà không phải là một phân khúc khác" để tự phản biện. Tốt nhất quá trình này nên diễn ra với một vài tờ giấy trắng và bút bên cạnh để kịp liệt kê ra các ý tưởng.

Ví dụ: bạn định bán quần áo âu phục sang trọng thì nên hướng tới nhóm khách hàng có độ tuổi từ 28, thu nhập khá. Nếu bán áo sơ-mi công sở thì độ tuổi khách hàng nam sẽ từ 24, thu nhập trung bình khá.

Hành trình mua hàng của nam giới đơn giản hơn phụ nữ. Họ cũng quan tâm nhiều đến giá cả, chất lượng và mẫu mã. Không loại trừ, sản phẩm quần áo nam nhưng người mua sắm chủ yếu sẽ là nữ. Do vậy, bạn cần xác định đúng đối tượng khách hàng của mình. Việc này còn tác động đến nhập hàng hóa phù hợp với thị hiếu, số lượng tồn kho phù hợp và những chi phí marketing hiệu quả, tiết kiệm chi phí.

Bước 3: Lập kế hoạch kinh doanh - phân bổ nguồn vốn

kinh nghiệm bán quần áo nam

Kinh nghiệm bán quần áo nam cho thấy rằng nếu bạn không có kế hoạch cụ thể cho việc chi tiêu tiền thì bạn sẽ sớm lâm vào cảnh thiếu trước hụt sau. Đặc biệt trong giai đoạn đầu, khi có hàng trăm thứ phí phát sinh. Dưới đây chúng tôi liệt kê các nhóm chi phí chính, tuỳ thuộc vào qui mô và phân khúc khách hàng, bạn có thể thêm vào các hạng mục chi tiết. Lên kế hoạch càng chi tiết, càng giúp kiểm soát tốt các phát sinh và bạn tránh được các tình huống bị động.

Thông thường nếu mở shop quần áo nam có thể mất khoảng 50-100 triệu thì bạn nên có số vốn rộng dài hơn khoảng 70-120 triệu. 50% vốn dành cho đợt lấy hàng đầu tiên là lời khuyên của những người có kinh nghiệm bán quần áo nam. Đừng dành hết vốn cho chuyến hàng đầu tiên hoặc dành quá ít đều không thích hợp, nguyên tắc "được ăn cả ngã về không" sẽ không áp dụng trong lĩnh vực kinh doanh thời trang nam. 50% chi phí còn lại sẽ dành cho các khoản dự phòng, trang trí, quảng cáo, khuyến mãi, quà tặng...

Xem thêm: Cẩm nang lập kế hoạch kinh doanh từ A-Z 

Bước 4: Tìm nguồn hàng tốt

Nguồn hàng là yếu tố rất quan trọng khi bắt đầu kinh doanh. Bạn cần phải tìm được cho mình một nguồn hàng ổn định, đẹp, tốt, và hơn nữa là giá cả phải hợp lý. Khi đã quyết định mở shop kinh doanh thời trang nam, chắc hẳn các bạn đã có dự tính cho nguồn hàng của mình, thậm chí với nhiều shop, thì đây là lợi thế cạnh tranh. Tuy nhiên, theo kinh nghiệm bán quần áo nam mà các chủ shop lớn chia sẻ, trừ khi nguồn hàng của bạn cực kỳ thân thiết, tốt nhất ở giai đoạn đầu bạn nên đến tận nơi để xem xét nguồn hàng. Điều này giúp bạn giảm được những rủi ro không mong đợi như hàng lỗi, hàng kém chất lượng, hay là bị lừa đảo qua mạng.

Trên thị trường có rất nhiều nguồn hàng thời trang nam mà bạn có thể tham khảo như chợ Ninh Hiệp, Đồng Xuân (Hà Nội), chợ An Đông (TP. HCM), hoặc các cơ sở may hàng xuất khẩu hoặc các trang điện tử nước ngoài. Nguồn hàng Quảng Đông là chủ yếu nhưng được người tiêu dùng ưa chuộng vì giá rẻ và mẫu mã đa dạng.

mở shop quần áo nam

 

Nếu chưa có nhiều vốn, kinh nghiệm kinh doanh thì bạn có thể đăng ký làm đại lý cho các thương hiệu thời trang nam nổi tiếng trên thị trường. Khi đăng ký làm đại lý, bạn sẽ được nhận bí quyết kinh doanh, cách vận hành, quy trình đến sản phẩm.

Nếu bạn có ý tưởng, tay nghề thiết kế có thể mở shop thời trang quần áo nam tự thiết kế. Đây là phân khúc không lớn nhưng lợi nhuận rất cao, tạo sự khác biệt và dễ thu hút khách hàng hơn.

Bước 5: Lựa chọn vị trí cửa hàng 

Không như các cô nàng tranh thủ tìm kiếm những địa điểm mua quần áo đẹp và xem trước các mẫu quần áo, các chàng trai thường có nhã hứng đi shopping một cách bất thường và họ thường chọn những địa điểm trên đường nơi mà họ đi qua. Vì vậy việc chọn mặt bằng mở shop vô cùng quan trọng nên chọn những nơi mà người đi đường dễ dàng nhìn thấy thu hút ánh nhìn.

Về lý thuyết thì ai cũng mong muốn có shop ở các vị trí đông dân cư như gần chợ, gần trường đại học, hoặc ở khu vực trung tâm thành phố để tiện cho việc kinh doanh… Tuy nhiên làm sao để lựa chọn được vị trí cửa hàng ở khu vực đông đúc với mức chi phí hợp lý như kế hoạch ban đầu là bài toán đau đầu khác.  Muốn vậy bạn cần tìm các địa điểm không cần đông người vãng lai lắm nhưng tập trung đông khách thuộc phân khúc đã chọn. 

Kinh nghiệm bán quần áo nam cho thấy rằng cửa hàng nên có chỗ để xe rộng rãi (tức là tùy xem nơi đó đông đúc thế nào mà có chỗ để xe cũng được mà không có chỗ để xe tức là xác định bán cho dân cư sống quanh đó), đường 2 chiều, hoặc phố nhỏ nhưng nhiều cửa hàng cửa hiệu san sát vì người ta hay mua sắm theo tập quán, khu đông dân cư. Đặc biệt với cửa hàng quần áo nam thì các anh em lại càng quan trọng chỗ để xe. Ở Hà Nội hay các thành phố lớn nếu mở shop nam ngoài đường lớn thì nên chọn đường có vỉa hè rộng rãi thoải mái, shop trong ngõ thì nên chọn ngõ rộng, mặt đường đủ rộng và không quá đông đúc. Nếu nhắm vào đối tượng sinh viên thì chọn các khu đông sinh viên và đã hình thành 1 dãy các cửa hàng phục vụ sinh viên. 

Bước 6: Trang trí và thiết kế cửa hàng

mở shop quần áo nam

Trang trí nội thất, ngoại thất cửa hàng như thế nào cũng sẽ ảnh hưởng rất lớn đến việc kinh doanh của bạn. Mặt tiền cửa hàng (từ biển hiệu cho đến cửa sổ trưng bày) như là bộ mặt của bạn vậy. Bạn có mời gọi được khách hàng hay không một phần là do nó quyết định đấy. Trong khi ngoại thất cửa hàng đóng vai trò mời gọi khách hàng thì không gian bên trong cùng với nội thất giúp bạn giữ khách hàng ở lại cửa hàng lâu hơn. 

Đặc điểm cửa hàng thời trang quần áo nam không cần quá cầu kỳ, màu mè như thời trang nữ. Họ thích sự trang trí đơn giản, gọn gàng, tông màu trầm. Tuy nhiên, bạn cũng nên nhấn nhá những họa tiết, vật dụng trang trí nổi bật để thu hút khách hàng. Do vậy, các vật dụng nội thất như giá kệ, móc treo, ánh sáng, manocanh.... nên được chăm chút kỹ càng.

Bước 7: Hoàn thiện các thủ tục pháp lý

kinh doanh thời trang nam

Có rất nhiều chủ shop thắc mắc "Mở shop quần áo nam có cần giấy phép kinh doanh không?". Câu trả lời là có. Nếu không, vào một ngày đẹp trời nào đó các anh quản lý thị trường, trật tự đô thị, quản lý thuế đến hỏi thăm thì khổ đấy.

Nói thêm một tí về vấn đề đăng ký kinh doanh. Nếu cửa hàng của bạn sử dụng thường xuyên trên 10 lao động thì buộc bạn phải đăng ký mở doanh nghiệp, nếu dưới thì bạn có thể đăng ký mở doanh nghiệp hoặc kinh doanh hộ gia đình đều được cả.

Thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp bạn thực hiện tại phòng đăng ký kinh doanh thuộc sở kế hoạch và đầu tư cấp tỉnh. Thủ tục thành lập hộ kinh doanh bạn có thể liên hệ đăng ký tại cơ quan đăng ký kinh doanh thuộc uỷ ban nhân dân cấp quận, huyện.

Một mẹo cho việc này là bạn có thể hỏi kinh nghiệm của các shop xung quanh xem thủ tục thế nào, có đầu mối trung gian nào để làm hay không. Có thể mất một ít phí dịch vụ nhưng sẽ đảm bảo mọi việc được nhanh chóng.

Xem thêm: 10 lỗi sai 'kinh điển' mà ai bắt đầu kinh doanh quần áo online cũng dính phải

Bước 8: Ứng dụng công nghệ vào việc buôn bán

Sẽ nhanh chóng bạn nhận ra quản lý, vận hành một shop thời trang chẳng khác gì nuôi con mọn. Hàng trăm công việc có tên, không tên sẽ bủa vây và hút hết năng lượng và tinh thần của bạn như: kiểm đếm hàng tồn kho, xem hàng nào bán chạy hàng nào bán chậm, tính toán sổ sách để biết doanh thu, lời lỗ thế nào.....

Lúc này, chủ shop nên cân nhắc áp dụng phần mềm quản lý bán hàng để quản lý shop của mình. Nhờ đó bạn có nhiều thời gian hơn để tập trung cho công việc chính của mình – phát triển kinh doanh và dịch vụ chăm sóc khách hàng cho shop.

Phần mềm quản lý bán hàng Salekit là phần mềm được nhiều doanh nghiệp, tư nhân tin dùng và đánh giá cao.

Ngoài ra, khi đã mở shop thời trang dù là cửa hàng online hay truyền thống, hãy tạo dựng sự chuyên nghiệp trong bán hàng ngay từ khi bắt đầu. Sự chuyên nghiệp được thể hiện từ cách trang trí cửa hàng, cách gắn mác sản phẩm, cách bán hàng của nhân viên hay cách thanh toán cho khách hàng. Một cửa hàng có hóa đơn bán hàng sẽ chuyên nghiệp hơn cửa hàng không có. Mác sản phẩm được in tem mang thương hiệu riêng cũng chuyên nghiệp hơn mác quần áo từ Trung Quốc hay xưởng may.

Bước 9: Đừng quên kênh bán hàng online

kinh doanh thời trang nam

Thế giới ngày nay đã phẳng hơn rất nhiều. Khách có thể đặt mua hàng tại những cửa hàng không ở gần nơi ở của họ. Cách đây 10 năm Bill Gate đã nói một câu nổi tiếng là: "Nếu trong 5-10 năm đến bạn không kinh doanh trên Internet thì bạn đừng kinh doanh nữa".

Trong thời đại 4.0, mọi thứ đều có thể tìm kiếm trên mạng Internet. Đưa cửa hàng của bạn online giúp bạn tiếp cận được với các khách hàng ở xa cửa hàng hơn và tạo nhận diện thương hiệu tốt hơn với các khách hàng tiềm năng ở gần shop của mình. Và khi đó bạn đừng dừng marketing, bởi khi ngừng tiếp thị đồng nghĩa với việc đối thủ sẽ có thêm cơ hội để vợt khách hàng của bạn. Hãy tìm hiểu thêm về quảng cáo Facebook, quảng cáo Instagram và các kênh thương mại điện tử khác. Một shop quần áo chỉ thành công khi họ liên tục mở rộng tệp khách hàng của mình. 

Xem thêm: [ Bí quyết] Bán bán quần áo online chốt nghìn đơn mỗi ngày

Tóm lại

Mở shop quần áo nam đơn giản nhưng làm thế nào để duy trì và phát triển cửa hàng mới là bài toán khó. Xác định rõ những yếu tố khách hàng, vốn, nguồn hàng.... sẽ giúp bạn tạo nền móng vững chắc hơn. Qua những kinh nghiệm bán quần áo nam gợi ý trên, SaleKit hy vọng sẽ giúp được cho bạn rất nhiều trong việc khởi nghiệp kinh doanh thời trang nam của minh.

Chúc bạn kinh doanh thành công! 

Bài liên quan