Kinh nghiệm bán gạo lẻ 'hốt bạc' năm 2024 cho người mới bắt đầu
Bạn đang có một số vốn nhưng chưa biết nên kinh doanh gì? Bạn nhận thấy thị trường kinh doanh gạo lẻ hiện nay vô cùng có tiềm năng và muốn đầu tư vào đó. Tuy nhiên bạn chưa biết kinh doanh gạo cần chuẩn bị những gì? Kinh doanh có lãi không? Đừng lo, bài viết dưới đây chúng tôi sẽ chia sẻ đến bạn kinh nghiệm bán gạo lẻ hốt bạc mới nhất năm 2020 cho những ai mới bắt đầu khỏi nghiệp. Cùng Salekit theo dõi nhé!
Tại sao nên lựa chọn buôn bán gạo lẻ?
Gạo luôn là một trong những mặt hàng thiết yếu, loại lương thực không thể thiếu cho bữa cơm hàng ngày của mọi người. Mặt hàng này dễ bảo quản không nhanh bị hư hỏng như thực phẩm tươi sống, vốn ít, lời nhiều. Ngoài ra, kinh doanh gạo còn giúp người nông dân có đầu ra tiêu thụ ổn định, nâng cao chất lượng cuộc sống.
Các sản phẩm gao vô cùng phong phú, từ những loại gạo bình dân cho đến chất lượng cao để người tiêu dùng có thể lựa chọn. Ngoài các loại được sản xuất trong nước, các loại gạo nhập khẩu cũng được người dân ưa chuộng.
Đặc biệt, với thị trường tiêu thụ hơn 90 triệu người dân Việt Nam như hiện nay, kinh doanh, buôn bán gạo là vô cùng hợp lý, đây còn được coi là cơ hội làm giàu cho những ai biết tận dụng lợi thế này.
Kinh nghiệm bán gạo lẻ cho người mới bắt đầu
Theo kinh nghiệm của những người đã kinh doanh mặt hàng này, để buôn bán thành công bạn cần:
Xác định đối tượng khách hàng mục tiêu là ai?
Kinh nghiệm bán gạo hiệu quả là bạn cần phải xác định được đối tượng khách hàng chủ đạo của mình là những ai, khách dùng lẻ hay các quán cơm, nhà hàng, bếp ăn tập thể, trường học, khu công nghiệp…
Nếu là khách hàng lẻ thì cần phải xác định được: loại gạo họ ưa chuộng là gì, họ quan tâm giá thành hay chất lượng, số lượng gạo mỗi lần mua là bao nhiêu… để từ đó ước lượng được số gạo cần nhập về để bán.
Xác định số vốn cần có để kinh doanh
Muốn biết số vốn cần có để bán gạo lẻ là bao nhiêu, bạn cần phải xác định được mô hình kinh doanh và mặt hàng chủ đạo là gì? Bạn cũng cần phải bỏ ra chút thời gian để nghiên cứu thị trường, đối thủ của mình như thế nào, xác định trước giá các loại gạo cần bán là bao nhiêu để đảm bảo số vốn bỏ ra không bị thâm hụt.
Thông thường, số vốn cần có để có thể mở một cửa hàng bán gạo lẻ sẽ dao động từ 70 – 100 triệu. Số tiền này bạn sẽ dùng để chi trả cho các khoản: tiền thuê mặt bằng, tiền nhập hàng, mua các thiết bị cần thiết như thau, kệ, cân, bao bì, bảng hiệu,…Số vốn càng cao thì quy mô kinh doanh càng lớn, các loại gạo bán càng đa dạng.
Tham khảo: Nguồn hàng kinh doanh đa dạng ngành nghề.
Lựa chọn mặt bằng kinh doanh
Kinh doanh mặt hàng nào cũng vậy, nếu lựa chọn được địa điểm kinh doanh đẹp thì đó sẽ là lợi thế giúp việc buôn bán của bạn thành công hơn. Địa điểm vàng để mở cửa hàng bán gạo lẻ là gần các khu đông dân cư, các khu chợ, khu trọ, và thuận tiện giao thông đi lại.
Mặt bằng không cần phải quá lớn nhưng phải đáp ứng đầy đủ các tiêu chí như: thoáng đãng, không được khuất tầm nhìn, càng gần các trục đường giao thông đông đúc càng tốt. Để giảm thiểu sự cạnh tranh, bạn cũng cần lưu ý là không lựa chọn những địa điểm mà đã có đông người kinh doanh các mặt hàng như mình nhé.
Chọn nguồn cung cấp gạo uy tín, giá tốt
Lựa chọn nguồn cung cấp gạo uy tín sẽ giúp bạn nhập được những sản phẩm chất lượng, an toàn và đảm bảo về giá thành tốt nhất. Để làm được điều này, bạn cần bỏ ra chút thời gian để tìm hiểu, khảo sát thị trường để chọn được địa chỉ uy tín để hợp tác lâu dài.
Một vài địa điểm nhập hàng uy tín, chất lượng, giá tốt bạn có thể tham khảo hiện nay như: chợ gạo Hoài Đức (Hà Nội), chợ gạo Tiền Giang, chợ gạo Miền Tây hoặc nhập hàng tại các đại lý…
Nếu nhập hàng với số lượng lớn, bạn sẽ được nhà cung cấp tính theo giá buôn và được chiết khấu phần trăm. Bạn cũng nên lưu ý nhập hàng vừa đủ, trao đổi rõ ràng về các chính sách đổi, trả tránh tính trạng nhập hàng nhiều về nhưng không bán hết nhé.
Cách bày trí các loại gạo
Cách bày trí khoa học, gọn gàng cũng là cách để thu hút khách hàng. Bạn có thể bày các loại gạo ra xô, chậu thau sạch sẽ, đặt lên kệ hình bậc thang từ thấp lên cao.
Phía trên mỗi sản phẩm có đặt một bảng tên, ghi rõ giá để người mua dễ dàng tham khảo, lựa chọn. Các loại gạo bán chạy nên được đặt ở những vị trí trung tâm, khách hàng dễ nhìn thấy nhất.
Cách bảo quản gạo
Gạo là thực phẩm khô, dễ bị ẩm mốc nên cần được bảo quản hợp lí để đảm bảo chất lượng khi đến tay người tiêu dùng. Bạn nên chọn những nơi khô thoáng, không bị thấm, dột khi mưa để bảo quản gạo. Dưới các bao gạo cần phải có được kê cao, tránh để gạo dưới nền nhà.
Xem thêm: Những tiêu chí đánh giá nhà cung cấp uy tín bạn cần nắm vững.
Những lưu ý khi bán gạo lẻ
Kinh doanh các mặt hàng nói chung và kinh doanh gạo nói riêng, để việc buôn bán được thuận lợi nhất và tránh được những sai sót bạn cần chú ý những điều sau:
- Nên đưa thêm hình thức bán gạo online để tăng doanh thu thay vì chỉ bó hẹp trong phạm vi cửa hàng.
- Cần tham khảo giá gạo chung của thị trường và lập cho mình được bản giá gạo phù hợp, cạnh tranh nhất.
- Cần đăng ký kinh doanh theo đúng quy định của pháp luật.
- Nên có các chương trình khuyến mãi, giảm giá… để thu hút khách hàng.
- Chất lượng gạo là yếu tố quan trọng giúp bạn giữ chân được khách hàng. Gạo ngon, không sử dụng chất bảo quản, không pha trộn luôn là điều quan tâm của mọi khách hàng.
- Tận dụng các kênh mạng xã hội, các website,… để quảng bá thương hiệu và bán hàng.
- Nên nhập các loại gạo được khách hàng sử dụng nhiều về bán để tránh tình trạng hàng tồn không bán được.
Tổng kết
Kinh doanh bất kỳ mặt hàng nào cũng vậy, chỉ cần bạn có niềm đam mê, chịu khó học hỏi và lên cho mình được một ý tưởng kinh doanh chi tiết nhất thì chắc chắn việc buôn bán của bạn sẽ thành công. Hy vọng thông qua bài viết này, bạn sẽ đúc rút được cho mình kinh nghiệm bán gạo lẻ hiệu quả và đem về nguồn lợi nhuận cao nhất.
Phần mềm quản lý bán hàng Salekit chúc bạn kinh doanh thành công!