Kinh doanh phòng tập thể hình cần những gì?

Kinh doanh phòng tập thể hình cần những gì?

Hiện nay, phong trào tập Gym chăm sóc sức khỏe ngày càng gia tăng, đặc biệt là đối với giới trẻ và người dân ở các thành phố lớn. Chính vì vậy mà các phòng tập Gym mọc lên ngày càng nhiều nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Mà số lượng phòng tập thể hình tại các thành phố vẫn chưa đủ để đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Chính vì vậy, mở phòng tập Gym đang là xu hướng kinh doanh mới, “hốt bạc” trong những năm trở lại đây.

Vì sao phải mở phòng tập Gym?

Mở phòng tập Gym với số vốn ban đầu cao và thị trường cạnh tranh khốc liệt. Vậy tại sao ngày càng có nhiều phòng tập Gym mở ra với quy mô lớn, với số tiền đầu tư rất cao?

1. Nhu cầu về sức khỏe cao

Ngày nay những mô hình mở phòng tập Gym được mở rộng và phổ biến nhiều hơn. Đó cũng là điều dễ hiểu, vì nhu cầu sức khỏe con người ngày càng được chú trọng. Việc luyện tập thể dục thường xuyên giúp cơ thể giảm thiểu được được nhiều loại bệnh tật. Không những thế, bạn còn sở hữu cho mình một vóc dáng đẹp và quyến rũ hơn.

Bắt nguồn từ lý do cốt lõi đó, sự cần thiết một mô hình tập Gym chất lượng, đáp ứng nhu cầu càng cao.

Mở phòng tập Gym đang là loại hình kinh doanh hot trên thị trường. Điều đó đòi hỏi các cơ sở phòng Gym phải luôn cải tiến và nâng cấp để tăng lợi thế cạnh tranh. Khi bạn đầu tư vào mô hình tập Gym, bạn phải trang bị kiến thức cần thiết để phát triển tốt nhất phòng tập của mình.

kinh doanh phòng tập gym

2. Doanh thu cao, có khả năng thu hồi vốn

Đầu tư phòng tập Gym mang lại khá nhiều lợi nhuận cho bạn, tuy nhiên vẫn không tránh khỏi những rủi ro đáng tiếc. Nhưng bạn có thể giảm tối đa những nguy hại đó khi trang bị tốt nhất cho mình những kiến thức.

So với những ngành khác thì kinh doanh mở phòng tập Gym có nguồn doanh thu ổn định hơn. Bạn có thể phân bổ gói tập cho nhiều tháng, chẳng hạn như 3 tháng, 6 tháng hay một năm. Từ những gói đăng kí đó, bạn sẽ có số tiền để xoay vòng vốn.

Ngoài ra, mở phòng tập Gym bạn chỉ tốn một số vốn nhất định ban đầu. Máy tập Gym có tuổi thọ cao và được xem là tài sản cố định. Vì thế trong quá trình sử dụng, bạn chỉ tốn tiền bảo trì máy và yên tâm không lo tốn tiền thay thế các thiết bị. Đối với dòng máy chạy bộ, bạn thường xuyên kiểm tra bằng tải chuyền. Những loại máy có dây cáp nên kiểm tra độ mòn của dây để phòng tránh những điều đáng tiếc xảy ra trong lúc tập.

>>> Xem thêm: Chi phí mở phòng tập Gym là bao nhiêu?

3. Doanh thu từ dịch vụ

Bạn có thể kinh doanh thêm nước uống, thực phẩm chức năng bổ sung tập Gym hay trang phục tập Gym. Những dịch vụ đó mang lại khoảng lợi nhuận không nhỏ cho các chủ phòng Gym.

Số vốn cần thiết khi kinh doanh phòng Gym

Tùy theo quy mô và đối tượng khách hàng mà bạn hướng đến mà chi phí mở phòng tập Gym có thể khác nhau tuy nhiên thông thường khi mở phòng tập Gym bao gồm các khoản chi phí chính như chi phí thuê mặt bằng kinh doanh, chi phí mua sắm dụng cụ, trang thiết bị tập luyện phục vụ khách hàng, chi phí thuê nhân viên và các khoản chi phí khác cho hoạt động kinh doanh. 

1. Chi phí thuê mặt bằng mở phòng tập Gym 

Khi kinh doanh phòng tập Gym thì số vốn đầu tiên bạn cần chú ý đến đó chính là vốn thuê mặt bằng để mở phòng tập Gym. Phòng phải đủ rộng để có thể chứa được cả người tập cùng với các loại dụng cụ, máy móc tập. Ngoài ra phòng nên nằm ở vị trí đông dân cư, gần chợ, trường học hay các trung tâm thương mại, khu chung cư cao tầng để thu hút khách hàng hiệu quả. Phòng tập Gym nên rộng khoảng 50 m2 đến 70 m2 với chi phí thuê hàng tháng khoàng từ 10 triệu đến 30 triệu tùy theo khu vực hoặc địa điểm. Ngoài ra, bạn có thể tận dụng mặt bằng tại nhà kinh doanh mở phòng tập Gym để tiết kiệm chi phí.

mở phòng tập gym cần gì

2. Chi phí mua dụng cụ và trang thiết bị cho phòng tập Gym 

Chi phí mua dụng cụ và trang thiết bị cho phòng tập Gym là khoản chi phí lớn nhất màn bạn phải đầu tư khi mở phòng tập Gym. Nếu không có nhiều vốn thì bạn có thể lựa chọn các mặt hàng từ các thương hiệu sản xuất dụng cụ tập luyện, đồ tập luyện thể dục trong nước còn nếu có số vốn kinh doanh lớn thì có thể mua dụng cụ từ các thương hiệu uy tín nước ngoài. Tốt nhất, bạn nên liệt kê các dụng cụ cần mua cho phòng tập đồng thời lên mạng tìm kiếm các đơn vị, nhà cung cấp chất lượng với mức giá tốt nhất đi cùng chế độ bảo hành lâu dài. Dưới đây là danh sách một số dụng cụ và trang thiết bị cần thiết khi mở một phòng tập Gym ở thời điểm hiện nay.

– Xe đạp tập thể dục là thiết bị chuyên dùng cho bắp chân và cơ đùi. Với kích thước nhỏ gọn, chiếm ít diện tích nhưng mang lại hiệu quả cao nên được nhiều chủ phòng tập Gym lựa chọn ở thời điểm hiện nay. Với xe đạp tập thể dục, bạn nên chọn loại có khung máy chắc chắn, chịu được trọng tải của người tập. 

– Các sản phẩm máy tập cơ vai, cơ ngực thường dùng để tập vai và ngực thích hợp cho nam giới. Các loại máy này có thể tập riêng lẻ hoặc bằng giàn tạ đa năng, ghế đẩy tạ. Nếu số vốn không có nhiều, bạn có thể mua loại đa năng dành cho 3 đến 4 người tập cùng lúc hoặc mua các loại ghế đẩy tạ cơ bản để tập cơ ngực. 

– Các thiết bị tập chân bao gồm máy tập móc đùi, máy tập đá đùi và máy tập đạp đùi. Nếu không mua được đủ bộ, bạn nên chọn máy tập đá đùi là thích hợp nhất. 

– Ghế tập bụng, lưng, eo và một số dụng cụ cho phái đẹp như máy xoay eo và dụng cụ massage đều không thể thiếu được. Ngoài ra bạn có thể đầu tư thêm thảm tập và bóng tập Gym cho phòng tập để thu hút thêm nhiều đối tượng hơn. 

– Đòn tạ, bánh tạ và giá để tạ là dụng cụ giúp tăng cơ dành cho nam giới là chủ yếu.

– Máy chạy bộ điện cho phòng tập là trong số các thiết bị được nhiều người tập yêu thích đồng thời thuận tiện cho quá trình tập luyện khi tới các phòng Gym. Với máy chạy bộ, chắc chắn lượng người dùng rất đông nên bạn cần phải chọn loại có động cơ lớn, khung máy chắc chắn để đảm bảo được nhu cầu tập luyện của khách hàng. Bên cạnh đó, do máy tập chạy bộ có khả năng đốt cháy calories hiệu quả, tác động đến tất cả các bộ phận trên cơ thể nên rất thích hợp cho người muốn giảm cân.

Nói chung, chi phí để mua dụng cụ và trang thiết bị cho phòng tập Gym vào khoảng 250 triệu trở lên tuy nhiên tùy theo dòng máy và số lượng máy móc mà bạn cần trang bị cho phòng tập Gym mà số vốn để mở phòng tập Gym có thể khác nhau khi bạn chưa biết kinh doanh phòng Gym cần bao nhiêu vốn. 

3. Chi phí thuê nhân viên và huấn luyện viên 

kinh doanh phòng tập thể hình

Một khoản chi phí khác trong số vốn để kinh doanh phòng tập Gym đó chính là chi phí thuê nhân viên. Đối với các phòng tập Gym nhỏ thì bạn có thể tự kinh doanh và quản lý hết mọi việc ở phòng tập tuy nhiên nếu kinh doanh phòng tập Gym với quy mô lớn thì bạn nên tuyển thêm các vị trí như bảo vệ trông xe, quản lý, nhân viên kinh doanh, nhân viên đứng quầy hay huấn luyện viên cho khách đến tập. Chi phí ít hay nhiều tùy thuộc vào số lượng nhân viên hay nhân sự mà bạn định thuê, nếu chỉ thuê 2 đến 3 nhân viên thì chi phí cho việc thuê nhân viên cho phòng tập Gym khoảng 20 đến 25 triệu/tháng.

4. Chi phí Marketing khi kinh doanh mở phòng tập Gym 

Bên cạnh chi phí mặt bằng, chi phí mua sắm dụng cụ hay chi phí thuê nhân viên thì khi kinh doanh phòng tập Gym hay phòng tập thể hình bạn còn cần thêm chi phí cho hoạt động Marketing để tiếp cận thêm nhiều khách hàng đi cùng với đó kinh doanh hiệu quả, đặc biệt khi phòng tập Gym của bạn mới mở và chưa có nhiều khách hàng biết đến. Nếu chỉ là phòng tập nhỏ lẻ, bạn có thể quảng cáo bằng hình thức phát tờ rơi và quảng cáo trên các MXH như Facebook, Zalo. Ngoài ra, chi phí cho bảng hiệu, banner, trang trí phòng tập Gym có thể khiến bạn cần chuẩn bị khoảng 10 triệu đến 15 triệu đồng.

Nếu là phòng tập lớn, ngoài tờ rơi, bạn cần quảng cáo trên Facebook để tăng lượt tiếp cận khách hàng. Tùy theo phương thức quảng cáo mà chi phí có thể đắt hay rẻ. Nếu chạy quảng cáo MXH có thể tốn kém hơn nhiều so với quảng cáo tờ rơi nhưng chắc chắn sẽ hiệu quả hơn nhiều. Bên cạnh đó đừng bỏ qua việc thiết kế một website phòng tập Gym đồng thời triển khai SEO và quảng cáo Google Adwords để thu hút khách hàng hiệu quả. 

Còn rất nhiều chi phí mở 1 phòng tập thể hình ngoài những chi phí trên, tuy nhiên ước tính chi phí của một phòng tập Gym cơ bản có thể vào khoảng 300 triệu đến 600 triệu đồng còn đối với các phòng tập Gym có quy mô lớn hơn thì số vốn bạn phải bỏ ra có thể cả tỷ đồng.

kinh doanh phòng tập thể hình

Kinh nghiệm mở phòng tập Gym hiệu quả

Dưới đây là một số kinh nghiệm giúp bạn mở một phòng tập Gym hiệu quả, sinh lời:

1. Tìm hiểu và khảo sát thị trường

Công việc đầu tiên bạn cần phải thực hiện để mở phòng tập Gym, đó chính là tìm hiểu và khảo sát thị trường.

Trong bước thực hiện này, bạn cần phác thảo cho mình thị trường và đối tượng khách hàng bạn muốn hướng tới.

Bạn dự định mở phòng tập tại địa điểm nào? Nhóm khách hàng trọng tâm của bạn là ai? (Các bạn sinh viên hay người đã có thu nhập ổn định?) Nhu cầu cơ bản của nhóm khách hàng bạn nhắm tới là gì? (Phòng tập đầy đủ máy móc, hay chi phí cho mỗi lần tập phải chăng?)

Đây chính là tiền đề để bạn triển khai những bước tiếp theo trong kế hoạch kinh doanh phòng tập thể hình của mình.

2. Lên kế hoạch và xác định mô hình kinh doanh phòng tập Gym

Sau khi đã khảo sát thị trường, bạn cần xây dựng cho mình một bản kế hoạch kinh doanh tổng thể cho phòng tập Gym của mình.

Trong bản kế hoạch kinh doanh, bạn cần xác định rõ mô hình kinh doanh của phòng tập. Có hai cách phân loại mô hình kinh doanh phòng tập thể hình cơ bản:

Theo loại hình kinh doanh

Phòng tập Gym của bạn sẽ hoạt động theo hình thức chuyên biệt, tức chỉ hoạt động dưới dạng một phòng tập thể hình đơn thuần.

Hoặc kết hợp những loại hình kinh doanh khác có liên quan, như tập yoga, dance sports, hoặc tập aerobic.

Kinh doanh phòng tập thể hình

Theo thu nhập khách hàng

Bạn sẽ kinh doanh phòng tập Gym theo hướng bình dân, chỉ trang bị những trang thiết bị cơ bản, là nơi khách tự tới tập luyện với chi phí phòng tập phải chăng.

Hay phát triển phòng tập theo hướng cao cấp, hỗ trợ khách hàng với huấn luyện viên riêng, máy móc hiện đại.

Xác định rõ mô hình kinh doanh sẽ giúp bạn dễ dàng trong việc xác định vốn đầu tư, nhân lực, trang thiết bị tập luyện, kế hoạch truyền thông – marketing cho phòng tập Gym.

3. Trang bị máy tập phù hợp với đối tượng khách hàng mục tiêu

Theo kinh nghiệm thường thấy, nếu đối tượng khách hàng của phòng tập là nam, bạn nên đầu tư lượng trang thiết bị liên quan tới tạ là nhều nhất. Bởi nam giới thường có nhu cầu cải thiện thể hình liên quan tới vai, xô và ngực là nhiều nhất.

Nếu đối tượng chủ yếu của phòng tập là nữ, máy chạy bộ nên là trang thiết bị được quan tâm đầu tư. Vì các chị em phụ nữ thường chú trọng tới việc giảm mỡ bụng và làm thon dáng người là nhiều nhất.

4. Lựa chọn mặt bằng kinh doanh

Với phòng tập Gym bình dân, bạn nên lựa chọn địa điểm kinh doanh đông dân cư, gần khu vực sinh sống của đối tượng khách hàng mục tiêu. Địa điểm có thể ở trong ngõ, hoặc ngoài mặt phố không quan trọng.

Với phòng tập Gym cao cấp, địa điểm không chỉ phải nằm ở khu đông dân cư, mà còn phải thể hiện tính sang trọng, “high-end” của dịch vụ. Chính vì vậy, các phòng tập này thường tọa lạc tại trung tâm thương mại, hoặc ở mặt tiền khu phố lớn.

Điều kiện tiên quyết với bất kỳ phòng tập Gym nào, đó là đem lại sự thoải mái với người tập. Chính vì thế, nó phải hội tụ những yếu tố sau:

- Diện tích phòng tập phải từ 70 m2 trở lên.

- Không gian rộng rãi, sạch sẽ.

- Có điều hòa và hệ thống thông khí tốt.

- Máy móc tập luyện đặt cách nhau một khoảng nhất định để đảm bảo sự an toàn và thoải mái của người tập.

- Nên có phòng tắm và phòng thay đồ cho khách có nhu cầu.

Kinh doanh phòng tập gym cần gì

5. Tuyển dụng nhân lực cho phòng tập Gym

Một phòng tập Gym thành công phải có đội ngũ nhân lực gồm:

- Huấn luyện viên: Hỗ trợ và tư vấn khách hàng làm quen với giáo án tập luyện. Với những phòng tập cao cấp, đội ngũ nhân lực này cần phải chiếm số lượng lớn.

- Lễ tân: Đây là nhóm nhân lực mà khách hàng gặp đầu tiên khi đăng ký tập luyện tại phòng tập. Đội ngũ nhân lực này phải thể hiện sự nhiệt tình, thân thiện với hội viên.

- Tạp vụ: Nhóm nhân lực này phải đảm bảo phòng tập luôn sạch sẽ, gọn gàng.

- Quản lý: Đội ngũ nhân lực này có nhiệm vụ tìm kiếm khách hàng mới cho phòng tập, chăm sóc khách hàng cũ. Ngoài ra, đây cũng chính là bộ phận quản lý các thành phần nhân sự khác của phòng tập.

Mỗi bộ phận nhân sự một công việc. Nhiệm vụ của chủ phòng tập là đảm bảo các nhóm nhân sự có thể kết hợp với nhau trơn tru trong một chuỗi “mắt xích” hoạt động kinh doanh.

Nhiều khi tài sản lớn nhất của doanh nghiệp không nằm ở hệ thống máy móc tập luyện, mà lại nằm ở đội ngũ nhân sự chất lượng.

Trên đây Salekit chia sẻ cho bạn một số kinh nghiệm mở phòng tập Gym, hy vọng các kinh nghiệm trên có thể giúp các bạn trang bị thêm kiến thức mở được phòng tập Gym ưng ý.

 Salekit phần mềm quản lý bán hàng miễn phí Chúc các bạn kinh doanh thành công!

 

Bài liên quan