Khởi nghiệp kinh doanh nông sản sạch thì cần những gì?
Khi mà xã hội ngày càng phát triển, đời sống của người dân được nâng cao thì những vấn đề về sức khỏe luôn được người người quan tâm.Đặc biệt là những đồ ăn, thực phẩm phục vụ cho nhu cầu ăn uống hàng ngày.
Theo khảo sát, có đến hơn 80% số người tiêu dùng được hỏi sẽ mua rau tại cửa hàng kinh doanh rau sạch nếu họ tin rau đảm bảo an toàn và sẵn sàng trả giá gấp 1,5 – 2 lần để được tiêu dùng rau sạch. Do đó lĩnh vực kinh doanh rau sạch đã và đang nổi lên khá mạnh mẽ. Tuy thuộc lĩnh vực có độ cạnh tranh cao. Nhưng rau sạch cũng là cơ hội và lợi thế cho những ai thực sự tập trung để phát triển mô hình này.
Cùng tham khảo quy trình dưới đây để có thêm kinh nghiệm kinh doanh nông sản sạch hiệu quả nhé!
Tạo dựng tên tuổi, lòng tin từ khách hàng
Trước khi bước vào mở tiệm bán hàng đang xa lạ với khách tại địa điểm bán. Bạn cần khoanh vùng lượng khách nơi nào sẽ tìm đến cửa hàng của bạn. Cập nhật thông tin, quảng bá chất lượng đến khách hàng trên các trang mạng, thông tin đại chúng. Cũng giống như trước khi xuất chiếu một bộ phim họ sẽ phát trailer một đoạn về tiềm năng mà phim đem lại.Chính vì thế mà nên đưa được thông tin tối ưu nhất đến với khách hàng trước để họ định hình được trong đầu rằng: “Chuẩn bị có cửa hàng rau sạch mở, nhiều chương trình ưu đãi, chất lượng lại còn rẻ hơn ngoài chợ…” Mà truyền miệng nhau trước khi mở cửa.
Có khá nhiều các cửa hàng thực phẩm sạch hiện nay, nhưng dường như vì chưa lấy được lòng tin của khách hàng nên cũng có nhiều tiệm lỗ vốn mà đóng cửa. Chình vì vậy mà cần hình thanh được thói quen cũng như chữ “tín”.
Tất cả nguồn thực phẩm phải đảm bảo chuẩn sạch, không hóa chất, lượng nguồn vào đều và ổn định trong suốt quá trình kinh doanh.
Tìm nguồn cung hoặc nếu tài chính cho phép nên thuê đất trồng rau, tận dụng và kiểm soát được nguồn hàng.Còn nếu lấy nguồn rau ở những nơi khác thì cần tìm hiểu kỹ từ quá trình chọn giống cho đến quá trình trồng, bón, tưới, chăm sóc và thành phẩm giao hàng. Quay clip, ảnh, để lưu lại và phát tại cửa hàng để chính người mua cảm nhận được chất lượng. Các loại thực phẩm cần có tem, nơi sản xuất, quy trình…
Xem thêm: Kinh doanh thực phẩm sạch online nên bắt đầu từ đâu?
Vốn và lợi nhuận
Mở cửa hàng thực phẩm sạch cần bao nhiêu vốn là câu hỏi được khá nhiều người đặt ra khi kinh doanh thực phẩm sạch ở thời điểm hiện nay. Có rất nhiều cửa hàng thực phẩm sạch mở ra chỉ tầm khoảng 60 đến 80 triệu nhưng bán khá tốt và ngày càng đông khách hơn sau đó lại tái đầu tư vào cửa hàng và sau khoảng 1 đến 2 năm họ gặt hái được thành công.
Tuy nhiên không ít cửa hàng đầu tư tới vài trăm triệu đồng chỉ sau một vài tháng là đóng cửa do quy mô quá lớn không thể quản lý được. Chính vì vậy, khi kinh doanh mở cửa hàng thực phẩm sạch, vấn đề không phải bạn có bao nhiêu vốn để mở cửa hàng mà bạn có tâm huyết, chăm chỉ và có quyết tâm kinh doanh thực phẩm sạch hay không, có đam mê với việc mở cửa hàng thực phẩm sạch hay không.
Cách mở cửa hàng thực phẩm sạch hiệu quả ở thời điểm hiện nay đó chính là bạn nên kinh doanh với số vốn từ 80 triệu đến 250 triệu đồng là hợp lý nhất tùy theo nguồn vốn và quy mô cửa hàng bạn muốn kinh doanh.
Tìm nguồn hàng đảm bảo chất lượng để bán
Rau quê là nguồn hàng rất dễ tìm kiếm, bạn có thể đến vườn rau tại các vùng quê để nhập với số lượng lớn. Cách này không những đảm bảo về chất lượng mà nguồn rau cũng phong phú, giá thu hoạch tại vườn cũng rẻ hơn.
Tuy nhiên, để chắc chắn nguồn rau có chất lượng nhất giữa bạn và người nông dân phải có những cam kết ngay từ đầu. Đồng thời bạn cũng nên thường xuyên trực tiếp xuống thăm vườn để tiện theo dõi và kiểm định sản phẩm.
Ngoài cách thu mua từ vườn của người khác, bạn cũng có thể tự xây dựng hệ thống sản xuất để cung cấp cho hoạt động kinh doanh rau sạch của mình. Điều này sẽ đảm bảo được 100% nguồn rau sạch do bạn tự trồng. Với cách trên bạn cần phải có nguồn vốn đầu tư lớn hơn cũng như phải dành nhiều thời gian để chăm sóc.
Trang trí cửa hàng thực phẩm sạch
Cửa hàng thực phẩm sạch nên chọn màu sáng, trắng hoặc xanh lá cây tạo cảm giác sạch và thân thiện hơn so với các gam màu tối bởi khi trưng bày không bắt mắt. Mặt tiền của cửa hàng cần có các hệ thống biển ngang, dọc và nên hướng ra bên ngoài vỉa hè để thu hút khách hàng. Trong cửa hàng nên treo một số hình ảnh bạn đi thực tế các nguồn thực phẩm đầu vào, giấy chứng nhận nguồn gốc xuất xứ sản phẩm, một vài câu nói khẳng định sứ mệnh, tầm nhìn và tâm huyết của bạn ở các nơi khách hàng thuận tiện quan sát nhất.
Với cửa hàng rau sạch, các sản phẩm có một đặc trưng chung là nhanh hỏng và dễ dập, nát. Mà chỉ cần một cây rau bị dập nát sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến những cây rau bên cạnh. Vì vậy bạn phải biết cách sắp xếp làm sao để vừa đảm bảo chất lượng rau xanh tốt vừa thuận tiện cho người tiêu dùng lựa chọn.
Mô hình này bạn có thể học theo cách sắp xếp rau trong các siêu thị. Ví dụ: các loại rau ăn thân lá sẽ được bày bán trên hệ thống giá đựng chia thành các tầng, theo từng loại riêng lẻ. Không đặt chồng chất các loại rau lên nhau. Khay đựng cuối cùng nên để các loại rau lấy củ, lấy quả để không bị lăn, rơi khi di chuyển.
Với các loại quả như bầu, bí thường có kích thước lớn, cồng kềnh nên được xếp thẳng đứng vào các khay đựng hình chữ nhật. Ngoài ra để giữ được chất lượng rau tươi xanh, cửa hàng bắt buộc phải lắp đặt hệ thống các điều hoà và đèn điện. Đảm bảo nhiệt độ, ánh sáng phù hợp, tốt nhất cho sản phẩm.
Mua sắm các trang thiết bị cần thiết cho cửa hàng thực phẩm sạch
Cách mở cửa hàng thực phẩm sạch hiệu quả đó là bạn cần phải chuẩn bị các trang thiết bị cần thiết cho hoạt động kinh doanh. Trong đó bao gồm ít nhất 1 tủ đông loại tủ mặt kính để trưng bày hàng đông lạnh. Nên mua luôn loại 800 đến 1000 lít để khi bày hàng được bắt mắt hơn loại 300 lít. Ngoài ra, cần thêm 1 tủ mát đựng thịt lợn, bò, gà, vịt, cá hồi… và các loại thịt động vật khác.
Đi cùng với đó là 1 đến 2 tủ đựng hoa quả để trưng bày bán hoa quả và bảo quản rau khi không bán hết. Bên cạnh hệ thống tủ bảo quản thì bạn còn cần các vật dụng khác như quầy, kệ, bàn thu ngân, máy tính, phần mềm quản lý bán hàng, máy in, cân điện tử… phục vụ cho hoạt động kinh doanh.
Tuyển dụng và đào tạo nhân sự cho cửa hàng
Thời gian đầu chính bạn là người phải trực tiếp làm việc ở cửa hàng và chỉ cần tuyển dụng 1 hoặc 2 người giúp việc bán hàng thêm. Rất nhiều các cửa hàng thất bại bởi ngay từ ban đầu thuê người khác làm việc, quản lý không tốt, hàng tồn quá nhiều, không tận tâm chăm sóc khách hàng nên khách hàng không quay lại cửa hàng mua hàng. Luôn nhớ rằng, bạn chính là người làm tốt nhất các điều này và sau khoảng 6 tháng trực tiếp làm mọi việc ở cửa hàng, hiểu hết về mọi việc ở cửa hàng bạn có thể viết ra quy trình làm việc và đào tạo nhân viên làm tốt hơn bạn.
Kinh doanh rau sạch đừng quên tiếp thị
Để đánh bại đối thủ trong môi trường cạnh tranh như ngày nay, cửa hàng rau sạch của bạn sẽ cần tập trung vào những biện pháp marketing độc đáo hơn. Nhằm tác động trực tiếp vào tâm lý và cảm nhận trực quan của khách hàng mỗi khi họ đến cửa hàng của bạn.
Bước đầu của kế hoạch tiếp thị là quảng bá sản phầm giúp khách hàng nhận diện thương hiệu. Trong bước này bạn có thể tiến hành các hoạt động marketing truyền thống như:
- Xây dựng thương hiệu riêng với logo và slogan cuốn hút.
- Tặng thẻ giảm giá, mã giảm giá.
- Phát tờ rơi giới thiệu sản phẩm kèm những sản phẩm được giảm giá để thu hút khách hàng.
- Quảng cáo trên các trang mạng điện tử như Zalo, Facebook,…
- Kêu gọi những người thân quen mua thử sản phẩm và nhờ họ giới thiệu cửa hàng đến nhiều người hơn.
Tâm lý của các bà nội trợ đi mua hàng thường thích được giảm giá, khuyến mại,… Nắm bắt được tâm lý này, cửa hàng của bạn nên xây dựng các chiến dịch, chương trình khuyến mại thường xuyên. Vừa giữ chân được khách hàng trung thành vừa thu hút khách hàng tiềm năng.
Một trong những kết quả mong muốn nhất của kế hoạch tiếp thị là xây dựng mối quan hệ thân thiết với khách hàng. Ngay từ những khách hàng đến mua sản phẩm lần đầu tiên bạn nên thu thập thông tin cá nhân cơ bản như: tên, số điện thoại, địa chỉ. Việc làm này giúp bạn quản lý khách hàng một cách hiệu quả.
Dựa vào số lần họ quay lại cửa hàng, dựa vào hoá đơn mua hàng,.. mà bạn sẽ phân loại ra thành từng phân khúc thị trường. Đồng thời khi có những chương trình khuyến mại, giảm giá nhờ có thông tin cá nhân mà bạn có thể gửi lời giới thiệu đến từng người. Qua đó, khách hàng cảm nhận được sự quan tâm của cửa hàng và mối quan hệ sẽ dần được thiết lập.
Xem thêm: Kế hoạch kinh doanh để học lỏm được những kiểu tiếp thị hay ho
Tóm lại
Trên đây SaleKit chia sẻ một số cách kinh doanh nông sản sạch. Hi vọng rằng có thể giúp bạn xây dựng được kế hoạch kinh doanh và mở cửa hàng thực phẩm sạch thành công giúp thu hút khách hàng trong giai đoạn đầu kinh doanh còn nhiều khó khăn và dùng phần mềm quản lý bán hàng Salekit để tối ưu hoạt động kinh doanh của mình nhé!
Chúc bạn thành công !