5 bí quyết kinh doanh bánh kẹo nhập khẩu ngày Tết chỉ lãi không lỗ
Trong mỗi dịp Tết, bánh kẹo là mặt hàng không thể thiếu cho mọi gia đình không chỉ dùng trưng bày mâm ngũ quả, sử dụng trong gia đình mà còn phục vụ nhu cầu làm quà tặng biếu. Những hộp bánh, gói kẹo trong nước ngày càng nâng cao hơn về cả chất lượng và mẫu mã để thu hút khách hàng. Tuy nhiên, trong thời đại hội nhập hiện nay, người Việt còn có xu hướng “sính ngoại”, do đó, bánh kẹo ngoại nhập vẫn là lựa chọn của đa số người tiêu dùng trong dịp Tết.
Cũng vì lý do này mà nhiều người “ấp ủ” ý tưởng kinh doanh bánh kẹo nhập khẩu để kiếm thêm thu nhập trong thời điểm cuối năm. Tuy nhiên, việc kinh doanh không phải bạn muốn là được, mà phải có những bí quyết riêng hoặc những kinh nghiệm từ trước. Còn nếu bạn là người mới bắt đầu thì sao? Bạn không biết phải bắt đầu từ đâu, phải làm sao để kinh doanh hiệu quả – nếu đang có những thắc mắc như vậy thì bài viết này chính là dành cho bạn!
Tại sao nên kinh doanh bánh kẹo nhập khẩu
Dễ nhận thấy rằng trong thời buổi hội nhập, khách hàng Việt đang có những sự ưu tiên nhất định cho các mặt hàng ngoại nhập, trong đó đặc biệt là các loại bánh kẹo. Tâm lý đó mang đến rất nhiều lợi thế cho việc kinh doanh bánh kẹo ngoại nhập ở thị trường Việt Nam. Nhất là mỗi dịp Tết Nguyên Đán, người Việt cực kì yêu thích loại mặt hàng này để đãi khách hoặc đem biếu.
Bánh kẹo ngoại nhập thường tùy thị trường mà sẽ có những đặc trưng khác nhau, chất lượng của chúng cũng không cần phải bàn cãi, mẫu mã lại sang trọng nên được ưa chuộng trong những dịp lễ tết. Chẳng hạn bánh kẹo Nhật thì tinh tế, bắt mắt và hương vị cũng rất phù hợp với khẩu vị người Việt, bánh kẹo châu Âu lại có những hương vị mới lạ, sang trọng. Chỉ cần bắt được xu hướng và cung cấp đủ số lượng cho người tiêu dùng thì đây sẽ là phương án kinh doanh cực kì hợp lý, nhất là trong thời điểm cận kề Tết Nguyên Đán như thế này.
Ngoài ra, kinh doanh bánh kẹo ngoại nhập bạn sẽ không bị áp lực quá nhiều vì việc phải bán hết hay hàng trước dịp Tết hay không. Nếu nhập được những lô hàng có date dài, bạn hoàn toàn có thể kinh doanh sau khi mùa Tết đi qua. Nhu cầu tuy không nhiều như trước và trong Tết nữa nhưng vẫn không hề nhỏ đâu nhé!
Một số nguồn bánh kẹo nhập khẩu
Trước khi nhập bánh kẹo ngoại về để kinh doanh, bạn cần cân nhắc xem nên lựa chọn nhập bánh kẹo, hàng hóa của nước nào về Việt Nam, các thương hiệu ngoại được yêu thích không chỉ giúp bạn xác định được nhu cầu của khách hàng mà còn dự trù được lượng vốn và nguồn hàng phù hợp.
1. Nguồn hàng bánh kẹo nhập khẩu từ Thái Lan
Hiện nay, điều kiện đi lại giữa Việt Nam và Thái Lan vô cùng thuận lợi và đơn giản. Vì vậy, nếu có thể bạn nên trực tiếp sang Thái lấy hàng về để kinh doanh bánh kẹo nhập khẩu. Nhập hàng hàng từ nơi sản xuất chắc chắn có giá cả rẻ hơn và đảm bảo chất lượng tốt hơn. Những địa chỉ nhập hàng hóa giá sỉ nổi bật phải kể đến như: Khu chợ Pratunam, chợ cuối tuần Chatuchak, chợ đêm Suan Lum, chợ Sampeng… Các siêu thị trung tâm thương mại lớn như Big C, Robinson, Central World, Pantip Plaza. Ngoài ra, tại Thái Lan có các cửa hàng miễn thuế King Power cũng là một lựa chọn tốt cho bạn.
Tại Việt Nam, bạn vẫn có thể mua hàng trực tiếp từ Thái Lan bằng cách đặt hàng trên các website trực tuyến. Liên hệ với các đơn vị cung cấp dịch vụ order hàng Thái Lan. Sau đó lên danh sách và số lượng sản phẩm cần đặt, order và nhận báo giá từ bên trung gian. Thông thường thời gian giao hàng khoảng 3 – 10 ngày. Và bạn phải thanh toán hoặc đặt cọc một số tiền nhất định cho đơn vị trung gian.
2. Nguồn hàng bánh kẹo nhập khẩu từ Hàn Quốc
Hàn Quốc được mệnh danh là thiên đường mua sắm của Châu Á. Giống như nhiều quốc gia phương Đông khác mua hàng tại các chợ sẽ có nhiều lựa chọn, giá cả hợp lý hơn khi đến trung tâm thương mại. Dưới đây là những khu chợ nổi tiếng để bạn tìm nguồn hàng để bán bánh kẹo nhập khẩu từ Hàn Quốc:
- Chợ Dongdaemun (Jongnogu – Seoul): Khu chợ này gồm 5 khu mua sắm với hơn 5000 cửa hàng lớn nhỏ. Đây là khu chợ nổi tiếng và sầm uất nhất tại Hàn Quốc. Dongdaemun là khu chợ đa dạng với đủ loại mặt hàng với giá cả phải chăng.
- Chợ Namdaemun (Jung-gu, Seoul): Lịch sử hình thành và phát triển hơn 600 năm, khu chợ này mang lại bầu khí truyền thống Hàn Quốc “đậm đà”. Chợ Namdaemun nổi tiếng với cấc mặt hàng truyền thống, đặc sản Hàn Quốc.
- Chợ Gwangjang (Jongno-gu – Seoul): Đây là một trong những chợ đầu tiên của Hàn Quốc. Cung cấp đầy đủ các sản phẩm từ nông nghiệp, trái cây, rau quả đến đồ ăn truyền thống.
- Chợ Gyeongdong (Dongdaemun-gu – Seoul): Nơi chuyên cung cấp các sản phẩm nông nghiệp, dược liệu, thảo mộc, bánh mứt truyền thống khó có thể tìm thấy tại các khu chợ khác trong thành phố.
Các sản phẩm được yêu thích nhất từ Hàn Quốc có thể kể đến như: Choco Pie Choco Chuối Lotte, kẹo yến mạch, Bánh Ông Già Mocha Cake Cheese Frozen, kẹo sâm, kẹo hồng sâm, hồng sấy Hàn Quốc, …
3. Nguồn hàng bánh kẹo nhập khẩu từ Nhật Bản
Các mặt hàng xuất xứ từ Nhật Bản luôn chiếm được tình cảm tốt từ người tiêu dùng Việt. Bánh kẹo Nhật Bản đa dạng về chủng loại, hương vị, bao bì bắt mắt. Chính vì vậy, mặt hàng này luôn chứng tỏ được “sức hút” mạnh trên thị trường. Những khu chợ, trung tâm thương mại nổi tiếng sau đây sẽ giúp bạn dễ dàng tìm được nguồn hàng bánh kẹo nhập khẩu từ Nhật:
- Khu Ameyoko (Tokyo): Là dãy phố mua sắm nổi tiếng ở Nhật bao gồm 400 cửa hàng lớn nhỏ. Ở đây bán đầy đủ các mặt hàng từ thực phẩm, đồ khô đến bánh kẹo, quần áo. Đây là một trong những khu mua sắm có giá thấp nhất ở Tokyo.
- Chợ sáng: Ba khu chợ sáng lớn nhất tại Nhật là Takayama (Tỉnh Gifu), Wajima (tỉnh Ishikawa) và Katsuura (tỉnh Chiba). Các khu chợ này chuyên buôn bán đồ biển khô, thực phẩm chế biến sẵn, bánh mứt truyền thống của Nhật Bản. Dù không hiện đại như những khu chợ khác nhưng sản phẩm ở đây chắc chắn tươi, ngon và an toàn.
5 bí quyết kinh doanh bánh kẹo nhập khẩu cho người mới bắt đầu
1. Nghiên cứu thị trường và xác định nhóm khách hàng tiềm năng
Đối với việc kinh doanh bất cứ mặt hàng nào, nghiên cứu thị trường là bước đầu tiên quan trọng mà bạn không nên bỏ qua. Các bước nghiên cứu thị trường bao gồm: nghiên cứu về tình hình kinh doanh các mặt hàng bánh kẹo trong khu vực, nghiên cứu về thị hiếu của khách hàng về các loại bánh kẹo, nghiên cứu về đối thủ cạnh tranh và nghiên cứu, xác định khách hàng mục tiêu.
Trong đó, để xác định được đối tượng khách hàng mục tiêu bạn cần trả lời các câu hỏi: khách hàng của bạn định hướng tới là ai? giới tính, độ tuổi nào? sở thích của họ là gì? thu nhập của họ là bao nhiêu?… Xác định đúng đối tượng khách hàng mục tiêu sẽ có ảnh hưởng rất lớn đến các kế hoạch marketing sau này của bạn.
Khác với các loại bánh kẹo thông thường, đối tượng khách hàng tiềm năng có nhu cầu sử dụng và mua hàng đều là những người có thu nhập khá, có điều kiện và mong muốn có được những sản phẩm chất lượng tốt.
Trong nhóm khách hàng này, bạn cũng cần phân loại rõ thành hai phân khúc rõ ràng: khách hàng trung cấp và khách hàng cao cấp. Với những khách hàng trung cấp, nhu cầu sử dụng của họ thường là những loại bánh kẹo có chất lượng tốt được sản xuất trong nước hoặc những loại bánh kẹo nhập với mức giá không quá cao. Còn đối với những khách hàng cao cấp, họ sẵn sàng bỏ ra nhiều tiền để có được những sản phẩm thượng hạng.
2. Chọn nguồn hàng
Với sự phát triển của thị trường như hiện nay thì nguồn hàng bánh kẹo nhập khẩu rất nhiều. Bạn có thể có nhiều cách để nhập hàng về kinh doanh. Một số cách nhập hàng phổ biến như xách tay, đặt hàng trên Website nước ngoài, hay đến tận nơi đánh hàng. Tùy thuộc vào quy mô kinh doanh mà bạn sẽ chọn những cách nhập hàng phù hợp để tránh tình trạng bán không đủ nhập.
Nếu chỉ có một số vốn ít, bạn có thể hướng tới đối tượng khách hàng trung cấp và lấy nguồn hàng từ các nước như Thái Lan, Hàn Quốc, Nhật Bản, Indonesia. Còn nếu có vốn nhiều hơn, có thể hướng đến đối tượng khách hàng và nhập nguồn hàng từ các nước Đức, Pháp, Mỹ.
Nếu lựa chọn hình thức nhập khẩu kẹo từ nước ngoài, bạn có thể tiến hành bằng các cách sau:
- Xách tay: Nếu có người thân quen tại các nước có nguồn hàng, bạn có thể nhờ họ mua hộ và đem về nước hoặc liên hệ với một số đầu mối chuyên nhận hàng xách tay để đặt mua hoặc lấy sỉ từ các đại lý bánh kẹo nhập khẩu
- Sang tận nơi lấy hàng: Với những nguồn hàng tại các nước gần như Thái Lan, Singapore, Indonesia, Malaysia bạn có thể sang tận nơi để lấy hàng vừa để đảm bảo mua được giá gốc vừa tránh được các loại hàng giả, hàng nhái
- Mua qua mạng: Nếu bạn có nhu cầu bán bánh kẹo với số lượng không quá nhiều nhưng muốn đảm bảo chất lượng, có thể đặt trực tiếp trên các trang thương mại điện tử uy tín. Tuy nhiên, cách làm này khá tốn kém chi phí vận chuyển nên bạn cần cân nhắc thật kỹ trước khi đặt mua
Xem thêm: Kế hoạch kinh doanh để biết thêm nhiều nguồn hàng kinh doanh bạn nhé!
3. Kiểm tra kỹ lô hàng nhận được để tránh hàng giả hoặc cận date
Một trong những yếu tố tâm lý lớn nhất của khách hàng chính là chất lượng sản phẩm của bạn. Đây là điều quyết định họ có quay lại hay không. Nếu bạn có thể trực tiếp đi đánh hàng thì vấn đề này không đáng lo ngại, nhưng nếu qua trung gian thì bạn cần kiểm tra thật kỹ để tránh nhập phải hàng giả, hàng cận date hoặc kém chất lượng nhé! Bạn nên kiểm tra từ nhãn mác, tem nhập khẩu cho đến các họa tiết, hoa văn và chữ in trên sản phẩm. Và cũng đừng vì ham rẻ mà nhập hàng cận date nhé, điều này sẽ khiến các khách hàng của chúng ta không hài lòng đâu.
4. Lựa chọn mặt hàng
Hãy chọn những loại bánh kẹo được nhiều người Việt biết đến và ưa thích hoặc các sản phẩm của thương hiệu nổi tiếng, chứ không phải cứ bánh kẹo ngoại là nhập nhé! Việc này sẽ giúp ích cho tốc độ đi hàng của bạn rất nhiều. Ngoài ra, bạn cũng nên ưu tiên những mẫu có hình thức thật tinh tế, sang trọng bằng hộp kim loại hoặc được thiết kế trong hộp quà để dễ bán hơn vì bánh kẹo ngoại nhập thường được mua để biếu hoặc trưng bày.
Xem thêm: Khởi nghiệp kinh doanh bánh ngọt online 'dễ như ăn kẹo'
5. Xin giấy phép lưu hành
Đối với hàng hóa nhập khẩu, các cơ quan chức năng thường kiểm soát rất chặt chẽ, vì thế, hãy đảm bảo rằng bạn đã hoàn thành hết các thủ tục bắt buộc để có thể kinh doanh mặt hàng này. Đây cũng sẽ là lợi thế để bạn có thêm sự tin tưởng của khách hàng đối với các sản phẩm mà mình kinh doanh trong thời buổi hàng giả, hàng kém chất lượng tràn lan.
- Mẹo nhỏ: Sử dụng phần mềm bán hàng đa kênh giúp tối ưu doanh thu
Để tối ưu hóa doanh thu trong thời gian cận Tết, bán hàng đa kênh chính là lựa chọn chính xác giúp cho việc kinh doanh của bạn. Ngoài kênh cửa hàng truyền thống, các kênh kinh doanh bánh kẹo nhập khẩu online phổ biến hiện nay như Facebook, Zalo, Website, các sàn thương mại điện tử Shopee, Sendo, Lazada,… Bán hàng đa kênh giúp cửa hàng của bạn nhanh chóng tiếp cận với số lượng khách hàng “khủng” mỗi ngày và gia tăng số lượng đơn hàng, phục vụ nhu cầu mua sắm của mọi người dịp Tết đến xuân về.
Xem thêm: Kinh doanh spa cần điều kiện gì? Phải chuẩn bị những loại giấy tờ nào?
Tổng kết
Phần mềm quản lý bán hàng Salekit là giải pháp quản lý bán hàng sẽ giúp việc kinh doanh bánh kẹo nhập khẩu của bạn trở nên khoa học và dễ dàng hơn. Giải pháp này cho phép đồng bộ thông tin về sản phẩm, số lượng hàng tồn kho, số lượng hàng bán ra,… trên tất cả các kênh bán hàng bằng hệ thống mã vạch. Quản lý tập trung tại 1 điểm duy nhất, giúp bạn vừa tiết kiệm thời gian kiểm kê, vừa chính xác tuyệt đối, tránh tình trạng thất thoát hàng hóa, sót hoặc chậm trễ đơn đặt hàng của khách hàng. Báo cáo thu chi, lãi lỗ hàng ngày, hàng tuần giúp bạn luôn nắm bắt được toàn cảnh hoạt động kinh doanh để có những kế hoạch phát triển phù hợp.
Với những bí quyết kinh doanh được chia sẻ trong bài viết này, hi vọng bạn đã mường tượng ra bức tranh kinh doanh của mình và xác định được từng bước mình phải đi khi kinh doanh bánh kẹo ngoại nhập. Tết 2020 là một trong những cơ hội hoàn hảo để bạn có thể thử sức mình với kinh doanh, còn chần chừ gì mà không bắt đầu ngay với kinh doanh bánh kẹo ngoại nhập nhỉ?
Chúc bạn thành công nhé!