10 Tips kinh doanh trà sữa cần phải nhớ nếu muốn thành công

10 Tips kinh doanh trà sữa cần phải nhớ nếu muốn thành công

Có nên kinh doanh trà sữa không và nếu có thì kế hoạch kinh doanh trà sữa là gì? Vốn đầu tư để mở một cửa hàng trà sữa là bao nhiêu? Đây là câu hỏi được rất nhiều bạn trẻ quan tâm khi quyết định chọn mô hình kinh doanh trà sữa để khởi nghiệp. 

Chắc chẳng cần phải nhắc với bạn rằng gần đây ngành công nghiệp kinh doanh trà sữa đã bùng nổ và phát triển cực thịnh đâu nhỉ. Khi mà cao điểm trên một vài tuyến phố, 50m có hơn chục hàng trà sữa, đình đám với các thương hiệu nhượng quyền khắp mọi nơi có thể kể đến như: Gong Cha, Royal Tea, DingTea, Sharetea, TocoToco... 

Dù trên thị trường hiện nay có không ít các quán trà sữa, nhưng có thể thấy nhu cầu uống trà sữa khá cao của khách hàng nên gần như quán nào cũng bị cũng bị chật chỗ. Thậm chí nếu bạn đi vào những khung giờ cao điểm như buổi tối còn bị hết chỗ. Do đó với một lượng lớn khách hàng như vậy, tất yếu kinh doanh trà sữa sẽ luôn là một mỏ vàng dành cho những ai có niềm đam mê với F&B. Các bạn cùng Salekit tìm hiểu về kinh doanh sản phẩm này nhé !

Tiềm năng khi kinh doanh trà sữa trong năm 2020

Thị trường kinh doanh trà sữa ở nước ta hiện nay phát triển nhanh phong phú, đa dạng và rất sôi động. Với nhu cầu ăn uống, vui chơi, hội họp, giải trí ngày càng cao của giới trẻ thì việc mọc lên những quán trà sữa, cafe... là điều tất yếu. Theo khảo sát nhóm đối tượng từ 13-38 tuổi có tần suất uống ít nhất 1 lần/tuần, đặc biệt các bạn học sinh, sinh viên có tần suất uống trà sữa 2-3 lần/tuần là tỉ lệ cao nhất chiếm 24%. Những người từ 25-38 tuổi sử dụng trà sữa 2-3 lần/tuần có tỉ lệ 19%. Những con số trên đã cho thấy một thị trường trà sữa vô cùng tiềm năng và hấp dẫn.

kinh doanh quán trà sữa

Không những thế, trong thời gian gần đây những quán trà sữa không còn là địa điểm ăn chơi của học sinh, sinh viên nữa mà nó còn là một địa điểm check in, một loại thức uống quen thuộc, giá rẻ cho dân văn phòng lui tới để làm việc hoặc thư giãn, trò chuyện cùng bạn bè. Chỉ xếp sau đồ uống đá xay hay cafe, trà sữa đã vươn lên đứng thứ 2 trong bảng xếp hạng đồ uống ưa thích của giới trẻ, vượt ngưỡng nhu cầu sử dụng cafe trong tiêu dùng đồ uống Việt. 

Vậy câu hỏi đặt ra là đã đến giai đoạn bão hòa của ngành trà sữa hay chưa? Liệu mình còn cơ hội tham gia vào ngành siêu lợi nhuận này không? Nếu như bạn là người thích uống trà sữa và có dự định sẽ bắt đầu kinh doanh với ngành này, thì khuyên bạn nên bắt đầu càng sớm càng tốt để gây dựng nhận diện thương hiệu trong mắt khách hàng. Câu hỏi đặt ra là vậy chúng ta cần bắt đầu từ đâu?

Hãy đọc ngay các bước hữu ích dưới đây và bắt đầu công việc kinh doanh trà sữa.

10 bước chuẩn bị để kinh doanh quán trà sữa: Cần những gì?

1. Xác định đối tượng khách hàng

Có rất nhiều người nghĩ việc này thật đơn giản, trà sữa thì ai chẳng uống được, vì vậy đối tượng là tất cả mọi người, đặc biệt là giới trẻ. Tôi đồng tình với suy nghĩ đó của các bạn, nhưng nếu với lối tư duy đó, bạn sẽ không thể tìm được ai là khách hàng tiền năng và ai là khách vãng lai để tập trung chăm sóc họ. Bởi vậy, để kinh doanh quán trà sữa thành công, việc nắm rõ đối tượng tiềm năng mà bạn sẽ hướng đến là những ai sẽ quyết định hướng đi của cửa hàng bạn làm sau này.

kế hoạch kinh doanh trà sữa

Nếu khách hàng tiềm năng bạn muốn hướng đến là:

  • Học sinh và sinh viên: Trong giới trẻ hiện nay, trà sữa đang là 1 món đồ rất Hot với mức giá không quá đắt. Chính vì vậy, đối tượng này chiếm khoảng 70% tập khách hàng của bạn và hay đi theo nhóm.
  • Các cặp đôi, nhân viên công sở hoặc các hộ gia đình: Đối tượng này cũng không phải ít nếu mặt bằng kinh doanh của bạn ở gần các khu chung cư hay khu nhà tập thể, các khu vui chơi giải trí, trung tâm thương mại.... Chiếm khoảng 30% lượng khách của bạn (tùy địa điểm). Lượng khách này thường tập trung vào buổi tối và các ngày nghỉ, vì vậy hãy chuẩn bị sẵn sàng nguyên liệu để phục vụ tốt nhất.

Các con số trên chỉ là ước lượng nhưng sẽ giúp bạn định hướng được rõ ràng hơn cho những bước sau và nắm được mở quán trà sữa cần những gì.

2. Xác định nguồn vốn để mở quán 

Tài chính được coi là một yếu tố quan trọng nhất để chuẩn bị mở quán trà sữa. Nếu không có vốn thì gần như mọi ý tưởng của bạn đều trở nên khó khăn rất nhiều. Lúc đó bạn sẽ phải huy động vốn đầu tư từ nhiều phía để giúp bạn thực hiện ý tưởng kinh doanh trà sữa. Theo kinh nghiệm của những người đi trước, bạn nên xác định rõ trong tay sẽ có bao nhiêu tiền để kinh doanh, từ đó bạn phân chia chi phí vào các khoản như:

khởi nghiệp kinh doanh trà sữa

  •  Chi phí thuê mặt bằng nếu chưa có (Bạn cần xác định chi phí thuê theo kì hạn 6 tháng là tối thiểu)
  • Chi phí thuê người tư vấn và thiết kế quán
  • Chi phí sửa chữa quán nếu cần thiết
  • Chi phí nguyên liệu, trang thiết bị cần thiết phục vụ cho quán
  • Các chi phí duy trì hoạt động của cửa hàng: tiền điện nước, tiền lương nhân viên, tiền thuế…
  • Các khoản phí phát sinh khác: chi phí cho việc đăng ký kinh doanh, các chiến dịch marketing – truyền thông..

Đặc biệt, bạn nên chuẩn bị số tiền dự phòng để có thể duy trì hoạt động quán trong thời gian đầu khai trương. Vì giai đoạn đầu thường là giai đoạn thu hút khách hàng, bạn sẽ phải chi nhiều tiền cho quảng cáo và các chương trình khuyến mãi hơn trước khi quán đi vào ổn định. Vì vậy, hãy chuẩn bị vững vàng về tài chính.

3. Lên ý tưởng kinh doanh

Khi chuẩn bị ý tưởng để kinh doanh trà sữa, bạn có thể lựa chọn kinh doanh theo 1 trong 2 hình thức sau:

Mua thương hiệu: 

Hiện nay rất nhiều chuỗi trà sữa lớn bán thương hiệu: Dingtea, Gongcha, KOI, Chago.... Ưu điểm của hình thức này là bạn sẽ có thương hiệu nổi tiếng, dễ dàng kinh doanh hơn. Và bạn sẽ được cung cấp chuẩn của chuỗi, vì vậy vấn đề chất lượng cũng khá yên tâm.

Tuy nhiên, hình thức này thường đòi hỏi đầu tư lớn. Riêng tiền đầu tư để mua thương hiệu và công thức thường đã lên tới hàng trăm triệu, thậm chí cả tỷ đồng.

kinh doanh trà sữa

Xây dựng thương hiệu riêng:

Hình thức này sẽ giúp bạn chủ động trong kinh doanh và tiết kiệm vốn đầu tư để chi trả cho các khoản phí xây dựng và duy trì quán. Bạn có thể chỉ tốn khoảng 5 triệu để thiết kế bộ nhận diện thương hiệu, tham gia 1 khóa học pha chế trà sữa chất lượng với mức học phí khoảng 4 triệu, còn lại là chi phí thiết kế và thi công cho quán.

Trên hết, việc xây dựng thương hiệu hay mua thương hiệu ngoài đều phải căn cứ trên đặc điểm khách hàng tiềm năng của bạn. Nếu bạn hướng tới đối tượng học sinh, sinh viên, hãy thiết kế theo phong cách trẻ trung, nhiều màu sắc. Nếu hướng tới đối tượng cặp đôi và gia đình, 1 không gian ấm cúng và lãng mạn sẽ hấp  dẫn hơn rất nhiều.

Ngoài ra, khi khởi nghiệp kinh doanh trà sữa có một điểm bạn cũng cần phải chú ý đó là định hình phong cách của quán. Nếu như để ý, bạn sẽ thấy hầu hết các cửa hàng kinh doanh trà sữa hiện nay đều có những phong cách thiết kế rất riêng, để tạo ra sự khác biệt trong suy nghĩ của khách hàng khi nhắc tới. Do đó, bạn cần tìm ra chất riêng của mình tại cửa hàng mà không chỗ nào có được, sau đó xin tư vấn từ các đơn vị thiết kế để có được một cửa hàng ưng ý nhất.

4. Lựa chọn địa điểm kinh doanh quán trà sữa

kinh doanh quán trà sữa

Yếu tố quyết định sự thành công của kinh doanh trà sữa chính là sự thuận tiện. Đây là bước vô cùng quan trọng đòi hỏi sự nghiên cứu và tìm tòi các đặc điểm khu dân cư của từng vị trí thuê, đôi khi là cả yếu tố may mắn nữa. 

Nếu như bạn mong muốn khách hàng dành nhiều thời gian ở trong cửa hàng, chọn những địa điểm đi bộ đông đúc, với ít chỗ đỗ xe. Còn nếu bạn muốn nhắm tới đối tượng khách hàng là người trẻ tuổi, cân nhắc các vị trí xung quanh trường học, khu vui chơi, địa điểm giải trí.

Chi tiết hơn, bạn cần biết cả về lịch sử của chỗ bạn mong muốn thuê: Liệu xung quanh đó có an toàn không để đảm bảo cho sự an toàn của khách và nhân viên? Đã có cửa hàng kinh doanh nào thuê ở đây chưa? Tại sao họ lại chuyển đi?

Một điều cần lưu ý đó là nếu bạn có số vốn dày trên 100 triệu thì hãy thuê địa điểm mở quán trà sữa, còn với số vốn mỏng thì kinh doanh online sẽ là một lựa chọn phù hợp. 

Xem thêm: Kinh doanh trà sữa online không khó với 5 bí quyết sau 

5. Thiết kế không gian và menu của quán

Ngày nay nhiều người đến các quán trà sữa hay cafe không chỉ để uống nước mà còn để check-in. Vì vậy trang trí quán trà sữa trang trí đẹp, lung linh khi lên hình chắc chắn sẽ thu hút nhiều người. Bạn có thể tự thiết kế hoặc thuê các đơn vị thiết kế chuyên nghiệp cho quán của mình. Giá khoảng 200.000/m2 cho việc thuê thiết kế, tương đối cao nhưng đổi lại bạn sẽ có một không gian đẹp.

Xem thêm: 5 cách trang trí quán cafe độc, lạ không phải ai cũng biết 

Với menu của quán cũng cần được thiết kế chau chuốt, phản ánh được phong cách và đặc điểm của quán. Ngoài ra bạn cũng nên cân nhắc vấn đề như: nếu có quá ít sản phẩm thì sẽ không cho thấy sự đa dạng, còn nếu có quá nhiều sản phẩm thì chi phí nhập nguyên liệu và bảo quản lại cao (giả dụ trường hợp bạn có hàng chục sản phẩm khác nhau, và trong đó chỉ có 3 loại chiếm tới 95% doanh thu của cửa hàng). Bạn có thể thêm sự đặc biệt khiến cho khách hàng ấn tượng, bằng cách thay đổi menu hàng tuần, hàng tháng hoặc theo mùa. Đồ uống đặc biệt vào tối nào đó trong tuần.

6. Tìm nguồn nguyên liệu và đầu tư trang thiết bị

khởi nghiệp kinh doanh trà sữa

Một kế hoạch kinh doanh trà sữa hoàn hảo thì chắc chắn không thể thiếu đi khâu tìm kiếm nguồn hàng, nguyên liệu và chuẩn bị đầy đủ trang thiết bị cho cửa hàng rồi. Có rất nhiều các máy móc trang thiết bị cần phải đầu tư để công việc kinh doanh trà sữa đi vào hoạt động, ví dụ như: Máy đậy nắp trà (khoảng 10 đến 12 triệu đồng), máy ủ trà (khoảng 500.000đ), máy trộn trà (khoảng 4 đến 5 triệu đồng), máy làm trân châu tự động (khoảng 10 triệu đồng) và một số thiết bị khác phụ thuộc vào nhu cầu của bạn.

Về nguyên liệu pha chế trà sữa, bạn hãy nghiên cứu chất lượng của các thành phần nguyên liệu từ những nhà cung ứng uy tín, phù hợp với ngân sách, cân đối với giá tiền trung bình bạn bán ra cho khách hàng trên menu nữa. Bạn sẽ cần các đơn vị cung cấp những mặt hàng chuyên mặt như: sữa chất lượng cao, kem, bột mix, hương vị, lá trà, đường, và các nguyên liệu phức tạp trong công thức của bạn khác. Bạn cũng cần thêm cả cốc, ni lông, túi....

Bạn nên cân nhắc đầu tư các thiết bị từ đơn vị có uy tín, các sản phẩm chất lượng. Tuy đắt hơn một chút nhưng chắc chắn sẽ tránh những hỏng hóc không đáng có trong quá trình bạn hoạt động. Thử tưởng tượng khi đã đi vào kinh doanh ổn định, một ngày máy làm trân châu bị hỏng thì bạn sẽ phải mất rất nhiều thời gian đi sửa chữa hoặc mua thay mới.

Xem thêm: Bí quyết kinh doanh trà sữa vỉa hè nhỏ nhưng có sức hút lớn

7. Tuyển dụng và đào tạo nhân viên

khởi nghiệp kinh doanh trà sữa

Nhân viên chính là đại diện cho hình ảnh của cửa hàng bạn. Họ sẽ chịu trách nhiệm cho toàn bộ sản phẩm và dịch vụ bạn cung cấp cho khách hàng.

Tùy vào hình thức hoạt động, bạn có thể chọn loại hình thuê toàn thời gian (fulltime) hoặc bán thời gian (part-time). Về cơ bản, pha chế trà sữa không khó nên bạn có thể thuê nhân viên mới và về đào tạo lại. Nếu quán có quy mô nhỏ, bạn hoàn toàn có thể trở thành pha chế chính của quán. Giá thuê nhân viên có thể giao động từ 12k-20k/người/h tùy trình độ.

Một nhân viên lý tưởng sẽ là người học các công thức pha chế nhanh chóng, có tài tháo vát và khả năng giải quyết các vấn đề phát sinh của khách hàng một cách tuyệt vời. Trách nhiệm của bạn, là đào tạo họ để họ phát huy đúng khả năng của mình, cũng như đưa ra các quy định, khen thưởng xử phạt hợp lý cho nhân viên.

8. Áp dụng công nghệ để quản lý quán trà sữa

Rất nhiều các doanh nghiệp vẫn sử dụng giấy và bút để lưu trữ cũng như quản lý dữ liệu thu chi của quán. Nhưng nếu bạn áp dụng công nghệ, mọi công việc này sẽ trở nên đơn giản và thuận tiện hơn rất nhiều.

Bạn sẽ không thể nào 100% có mặt tại cửa hàng để quản lý nhân viên của mình hoạt động. Vậy nên giấy tờ sổ sách trên máy tính được quản lý bởi các phần mềm quản lý bán hàng quán trà sữa sẽ giúp bạn có cái nhìn chi tiết và rõ ràng nhất về hoạt động kinh doanh ngày hôm nay.

Ngoài ra còn rất nhiều các công cụ khác giúp ích cho người chủ như chấm vân tay để tính công, lưu trữ kho xuất nhập hàng hóa, quản lý hồ sơ khách hàng, lập báo cáo doanh thu hàng tháng....

Phần mềm quản lý bán hàng Salekit là lựa chọn hoàn hảo sẽ giúp bạn tối ưu được công việc kinh doanh quán trà sữa của bạn.

9. Hoàn thiện các thủ tục pháp lý

Rất nhiều các giấy tờ, thủ tục sẽ chiếm của bạn hàng tháng trời trước khi được cấp phép hoạt động. Để mở cửa hàng trà sữa thì cần có những thủ tục như giấy phép đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận nguồn gốc xuất xứ nguyên liệu, giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm....

Không nên coi thường bước này nếu bạn xác định phát triển thương hiệu lâu dài. Mọi thủ tục pháp lý được đăng ký với các cơ quan chức năng thì đều được pháp luật bảo vệ, bạn sẽ hoàn toàn yên tâm mà không phải lo nghĩ những tranh chấp về bản quyền hay bất kể vấn đề gì khác.

Hãy đảm bảo rằng bạn đã có đủ giấy tờ về mặt pháp luật để tránh những rắc rối khi kinh doanh trà sữa nhé.

10. Chiến lược Marketing quảng cáo hình ảnh thương hiệu trà sữa

khởi nghiệp kinh doanh trà sữa

Sau quá trình vận hành và thử nghiệm của quán đã đi vào luồng hoạt động ổn định, bước tiếp theo để chuẩn bị cho giai đoạn khai trương và phát triển sau đó, các bạn sẽ cần có những chiến lược kinh doanh cụ thể, những bản kế hoạch kinh doanh trà sữa chi tiết... để khi nhìn vào đó, bạn sẽ biết mình đang ở đâu và cần thay đổi những gì. 

Kinh doanh trà sữa hay bất cứ mặt hàng nào cũng cần phải quảng cáo, tuy nhiên với kinh doanh trà sữa thì ngoài các biện pháp tiếp thị offline như phát tờ rơi, treo băng rôn quảng cáo.... thì tiếp thị trực tuyến cũng là một yếu tố quan trọng không nên bỏ qua nếu muốn bán hàng đắt khách. Những việc cần làm để quảng bá quán trà sữa có thể kể đến là:

  • Facebook và Instagram sẽ là hai nền tảng tuyệt vời mà bất cứ cửa hàng kinh doanh trà sữa nào cũng đều sử dụng. Bạn nên xây dựng Fanpage, tạo các minigame để thu hút lượt tương tác và sự quan tâm đến quán trà sữa của bạn.
  • Liên kết với các trang review quán và đồ ăn uống như Foody, Lozi.... để nhiều bạn trẻ biết đến.
  • Thiết kế website bán hàng cho quán trà sữa để đăng sản phẩm và chạy quảng cáo.
  • Tiếp thị website trên các trang về ẩm thực bằng cách viết bài hoặc đặt banner quảng cáo.

Những lưu ý để khởi nghiệp kinh doanh trà sữa thành công

Khi lên menu để mở quán trà sữa, bạn nên có nhiều loại hương vị và loại topping cho trà sữa để khách hàng thoải mái lựa chọn. Ngoài ra, theo kinh nghiệm kinh doanh trà sữa của nhiều người đi trước, để thu hút được khách hàng thì ngoài trà sữa bạn nên kết hợp bán thêm một số đồ ăn vặt được yêu thích như khoai tây, khoai lang chiên, sữa chiên, nem rán, nem nướng, xúc xích, hạt hướng dương..... để đáp ứng được các nhu cầu ăn uống khác nhau của khách hàng.

 Xem thêm: Tổng hợp 10 nguyên nhân kinh doanh trà sữa thất bại

Tuy nhiên, nguyên liệu phải rõ nguồn gốc xuất xứ, an toàn với sức khỏe. Hiện nay, nhiều cửa hàng kinh doanh chỉ nhắm vào yếu tố lợi nhuận, sử dụng nguyên liệu kém chất lượng, gây ảnh hưởng tới sức khỏe người tiêu dùng. Nếu kinh doanh như vậy, sớm muộn cửa hàng cũng sẽ bị xử lý. Vì thế, bạn chỉ nên nhập nguyên liệu tại những cơ sở uy tín, hoặc nhập trực tiếp từ hệ thống nhượng quyền chính hãng.

Khi bạn đã làm được những việc nào và kéo khách hàng vào quán của mình thì việc còn lại mang đến cho khách hàng những sản phẩm chất lượng, những đồ uống ngon miệng thì sau này khách sẽ đến với bạn nhiều lần nữa. Một điều mà bạn cần lưu ý nữa là thái độ của nhân viên phục vụ. Nếu khách hàng bước vào quán và nhân viên phục vụ chăm sóc phục tốt, nhiệt tình và vui vẻ thì quán của bạn đã để lại cho khách hàng những ấn tượng tốt và họ sẽ đến với quán của bạn nhiều lần sau nữa.

Tạm kết

Trên đây là những thông tin về kinh doanh trà sữa, chiến lược kinh doanh trà sữa, bí quyết khởi nghiệp kinh doanh trà sữa thành công. Có thể nói, kinh doanh trà sữa là mô hình khởi nghiệp vốn ít, lợi nhuận cao và vô cùng tiềm năng. Nếu bạn "máu" kinh doanh và cũng yêu thích loại đồ uống thơm ngon này thì hãy mạnh dạn đầu tư kinh doanh ngay từ bây giờ nhé.

Hãy dùng phần mềm quản lý bán hàng Salekit để tối ưu hoạt động kinh doanh của mình nhé!

Chúc bạn kinh doanh thành công! 

Bài liên quan