Cách tối ưu hóa chiến dịch quảng cáo Google Shopping bạn không nên bỏ qua

Cách tối ưu hóa chiến dịch quảng cáo Google Shopping bạn không nên bỏ qua

Như đã chia sẻ từ các bài viết trước đây, Google Shopping là một ứng dụng hỗ trợ tạo quảng cáo mua sắm nhằm mục đích giúp quá trình tìm kiếm và mua hàng trên Google dễ dàng hơn. Với các chủ shop đây là cách đăng bán hàng trên Google rất hiệu quả, vì sản phẩm của mình có thể tiếp cận ngay lập tức đến những người mua có nhu cầu thực sự, dựa theo truy vấn tìm kiếm của họ.

Lợi ích đem lại của công cụ này là không thể bàn cãi, nhưng nếu không biết cách tối ưu hóa quảng cáo thì có thể khiến chi phí quảng cáo bị đội lên rất cao. Trong bài viết dưới đây Salekit sẽ chia sẻ đến bạn cách tối ưu hóa chiến dịch quảng cáo Google Shopping để nâng cao hiệu quả của chiến dịch quảng cáo và giảm thiểu chi phí. Cùng theo dõi để biết thêm thông tin chi tiết nhé!

>>> Đọc thêm: 

Google Shopping là gì? Lợi ích khi sử dụng công cụ quảng cáo này?

Hướng dẫn cách cài đặt Google Shopping cho người mới bắt đầu

Tối ưu hóa nguồn cấp dữ liệu quảng cáo

Google Shopping sẽ lấy dữ liệu từ khóa từ nguồn cấp dữ liệu bạn gửi đến tài khoản Merchant Center. Các từ khóa xuất hiện trong nguồn cấp dữ liệu sẽ là cơ sở để Google hiển thị quảng cáo của bạn trong các truy vấn tìm kiếm liên quan. Vì vậy, tiêu đề sản phẩm phải được tối ưu hóa. 

Trong tiêu đề sản phẩm quảng cáo Google Shopping cần có các thông tin bao gồm: Nhãn hiệu, Mẫu mã, Màu sắc, Kích thước và các tính năng hoặc tùy chọn quan trọng khác

Phần mô tả sản phẩm cũng cần được tối ưu hóa cho quảng cáo Google Shopping. Bằng cách cung cấp đầy đủ thông trong chi tiết sản phẩm: Họa tiết, Hình dáng, Chất liệu, Thông số kỹ thuật…

Phần mô tả sản phẩm này nên được tối ưu ngay trên website để khi xuất file danh sách sản phẩm và thêm vào nguồn cấp dữ liệu Google Merchant thì phần này cũng sẽ được tối ưu. Tiêu đề và mô tả sản phẩm cần rõ ràng, chi tiết và có ích cho khách hàng.

Gửi nguồn cấp dữ liệu hàng ngày

Google sẽ ưu tiên hiển thị lên trước các quảng cáo cung cấp dữ liệu thường xuyên. Việc cấp dữ liệu cho Google hàng ngày sẽ giúp cho thông tin về sản phẩm được cập nhật mới và chính xác.

  • Cấp nguồn dữ liệu bằng file: Mỗi lần có thay đổi, bản cập nhật thông tin vào file và thêm mới nguồn cấp bằng cách tải lên file dữ liệu mới.
  • Cấp nguồn dữ liệu bằng Google trang tính: Khi có thay đổi về thông tin sản phẩm, kho hàng… bạn cập nhật vào Google Sheets. Merchant Center sẽ tự động thu thập lại dữ liệu theo lịch cài đặt sẵn.
  • Sử dụng ứng dụng Google Shopping: Bất cứ thay đổi nào trong trang quản trị website đều sẽ được tự động cập nhật lên Merchant Center.

Tham khảo ngay Module Google Shopping của Salekit!

Thêm từ khóa phủ định

Bạn có thể tối ưu hóa nguồn cấp dữ liệu sản phẩm theo từ khóa nhưng không thể đặt giá thầu cho từ khóa trong chiến dịch Google Shopping. Tuy nhiên bạn có thể thêm từ khóa phủ định để chỉ định những từ khóa mà quảng cáo của bạn sẽ không hiển thị.

Đặt từ khóa phủ định cho chiến dịch quảng cáo Google Shopping sẽ giúp bạn không phải trả tiền cho những nhấp chuột không liên quan. Bạn có thể bắt đầu bằng cách thêm các từ khóa phủ định không liên quan đã biết. Rồi tiếp tục xem xét báo cáo cụm từ tìm kiếm của bạn để xác định các cụm từ kém hiệu quả. Từ khóa phủ định có thể được áp dụng cho cả chiến dịch hoặc thêm vào các nhóm quảng cáo cụ thể.

Tối ưu hóa hình ảnh sản phẩm

Hình ảnh sản phẩm đẹp, bắt mắt sẽ làm cho quảng cáo của bạn trở nên nổi bật so với các đối thủ cạnh tranh. Khi lựa chọn ảnh sản phẩm, bạn cần đảm bảo các yếu tố sau để hình ảnh được tối ưu hóa cho quảng cáo Google Shopping:

  • Hình ảnh rõ nét, có độ phân giải cao
  • Không dùng ảnh có chứa text hoặc đóng dấu ảnh
  • Hình ảnh thể hiện đúng biến thể sản phẩm (màu sắc, kiểu dáng…)
  • Sử dụng ảnh nền trắng

Nhập đầy đủ mã vạch của sản phẩm

Google yêu cầu các nhà bán lẻ phải cung cấp đầy đủ mã định danh sản phẩm (mã GTIN) cho tất cả các sản phẩm thì mới có thể chạy quảng cáo Google Shopping. Google cho biết, mã GTIN sẽ giúp họ xác định chính xác sản phẩm và thương hiệu đang được bán và những sản phẩm này sẽ được Google ưu tiên mức độ hiển thị quảng cáo.

Đối với các sản phẩm không có mã vạch, bạn có thể để trống trường thông tin này. Tuy nhiên số lần hiển thị quảng cáo của bạn chắc chắn sẽ bị giảm.

Tối ưu hiển thị phần đánh giá sản phẩm

Google cho phép hiển thị sao, số lượng đánh giá sản phẩm trên quảng cáo Google Shopping. Xếp hạng sao này sẽ được Google tổng hợp từ nhiều nguồn để xếp hạng sao có thể hiển thị trên quảng cáo Google Shopping phải có ít nhất 3 lượt đánh giá trên mỗi sản phẩm và tối thiểu 50 đánh giá trên toàn bộ sản phẩm.

Phần xếp hạng sao này không chỉ làm cho quảng cáo trở nên nổi bật mà còn tạo sự tin tưởng cho khách hàng khi click vào quảng cáo để chọn mua sản phẩm. Sau khi khách hàng mua hàng trên website, bạn có thể gửi email mời khách hàng xếp hạng sao cho những sản phẩm mà họ đã mua để kích thích khách hàng đánh giá sản phẩm:

  • Tặng miễn phí 1 món quà nhỏ.
  • Tặng mã giảm giá.
  • Tăng điểm vào thẻ tích điểm…

Chia nhỏ chiến dịch quảng cáo thành các nhóm dựa theo hiệu quả

Google Shopping cho phép bạn đặt giá thầu trên các sản phẩm cụ thể thay vì đặt theo từ khóa. Vì vậy, cách tốt nhất để tối ưu hóa chiến dịch quảng cáo Google Shopping là đưa sản phẩm vào các nhóm sản phẩm.

Nhóm sản phẩm cho phép bạn tách riêng các sản phẩm của mình thành các danh mục có liên quan nhằm tối ưu chi phí quảng cáo. Bằng cách đặt giá thầu khác nhau cho từng nhóm sản phẩm khác nhau. Chỉ số ROI của từng sản phẩm là cơ sở để bạn phân loại và đặt giá thầu cho các nhóm sản phẩm.

Cách phân nhóm các sản phẩm dựa theo hiệu quả:

  • Trong tài khoản quảng cáo Google AdWords, vào tab Sản phẩm.
  • Chọn ra các sản phẩm có hiệu quả tốt/không tốt, tách thành các nhóm quảng cáo riêng biệt.
  • Đặt giá thầu khác nhau cho các nhóm quảng cáo tù theo hiệu quả.
  • Thiết lập ưu tiên hiển thị cho nhóm quảng cáo phù hợp.

Triển khai chiến dịch tiếp thị lại

Quảng cáo tiếp thị lại RLSAs (Remarketing Lists for Search Ads) nhắm mục tiêu là khách truy cập đã xem sản phẩm của bạn từ quảng cáo Google Shopping nhưng chưa mua hàng sẽ làm tăng tỷ lệ chuyển đổi trên website.

Bạn có thể tạo quảng cáo hình ảnh tùy chỉnh hoặc quảng cáo sản phẩm động để phân phối đến khách truy cập không chuyển đổi trên website khi truy cập từ quảng cáo Google Shopping. Quảng cáo dạng hình ảnh là lựa chọn tốt nhất để tiếp thị lại vì nó hiển thị sản phẩm mà họ đã xem trước đó.

Kết luận:

Bài viết trên đây là những kinh nghiệm Salekit muốn chia sẻ đến bạn đọc về cách tối ưu hóa chiến dịch quảng cáo Google Shopping để nâng cao hiệu quả của chiến dịch quảng cáo và giảm thiểu chi phí. Google Shopping là một hình thức quảng cáo quá tuyệt vời phải không nào? Vậy hãy để Salekit giúp bạn triển khai chiến dịch Google Shopping đầu tiên ngay hôm nay!