10 Bước Để Mở Quán Cafe Thành Công
Với thị trường đồ uống phát triển những năm gần đây tại Việt Nam, không ít các bạn trẻ đã lựa chọn kinh doanh cafe làm con đường start up cho chính mình. Tuy nhiên, các quán cafe mở ra thì nhiều nhưng phải từ bỏ “cuộc chơi” sớm cũng không hề ít. Bài viết này chia sẻ kinh nghiệm mở quán cafe từ đầu đến cuối giúp bạn thành công trên con đường kinh doanh này.
1. Lên ý tưởng và chọn mô hình mở quán cafe
Việc lên ý tưởng và chọn mô hình cho quán cafe là việc hết sức quan trọng. Nó phụ thuộc vào tập khách hàng mà bạn hướng tới và số vốn đầu tư ban đầu bạn có là bao nhiêu. Việc định hình ý tưởng kinh doanh của quans giúp bạn xác định được quy mô, phong cách và menu của quán. Tập khách hàng mà bạn hướng tới là học sinh, sinh viên, nhân viên văn phòng hay là những người trung niên, thích ngồi thưởng thức cafe tại quán? Bạn muốn quán cafe của mình tập trung vào khách hàng ngồi uống tại quán hay take way, đâu là nguồn thu chính của quán ? Bạn muốn tự mình xây dựng một thương hiệu kinh doanh cho riêng mình hay sử dụng cách kinh doanh nhượng quyền như một số thương hiệu đang chào mời ?
Một vấn đề không kém quan trọng nữa chính là việc lựa chọn mô hình quán cafe. Bạn hướng tới những phân khúc bình dân hay cao cấp, mô hình cafe truyền thống hay take away hay bạn muốn hướng tới một số ngách theo sở thích như cafe bóng đá, cafe ăn sáng.. Bạn sẽ xác định được cho mình một hướng đi sau khi xác định được 2 điều trên
2. Bảng dự trù kinh phí mở quán cà phê
Bảng dự trù kinh phí mở quán gồm các chi phí như thuê mặt bằng, chi phí pháp lý, thiết kế, chi phí nhân viên hay marketing. ..
Mặt bằng thường nhận được sự ưu ái là mặt đường, gần các trường học, công sở .. Trước khi quyết định thuê thì phải xem xét đến sự thuận lợi mà mặt bằng đó mang lại. Với mỗi mô hình kinh doanh lại có nhu cầu về diện tích mặt bằng khác nhau. Ví dụ như cafe cóc hay take away thì không cần quá nhiều diện tích nhưng như cafe bóng đá, sân vườn thì cần nhiều hơn. Chi phí phụ thuộc vào vị trí và diện thích sử dụng của mặt bằng.
Sau khi thuê được mặt bằng thì bạn cần sắm sửa, trang trí lại quán theo ý tưởng kinh doanh và mô hình mình đã định hướng. Một số chi phí có thể kể tới như bàn ghế, biển hiệu, âm thanh ánh sáng, máy móc làm cafe.. Ngoài ra còn có chi phí về nguyên vật liệu pha chế, nhân viên, marketing, ..
Để có thể mở và duy trì được một quán cafe bình dân trong những tháng đầu tiên, bạn cần khoảng trên dưới 100 triệu đồng. Nếu việc kinh doanh thuận lợi thì bạn có thể nhanh chóng thu hồi vốn đầu tư trong thời gian ngắn. Tùy thuộc vào mô hình kinh doanh mà bạn lựa chọn thì khoảng chi phí này sẽ rơi vào 90-500 triệu.
3. Tìm và lựa chọn mặt bằng mở quán cafe
Mỗi mô hình kinh doanh sẽ có một yêu cầu về diện tích mặt bằng khác nhau. Diện tích này có thể rơi vào 15-25 m2 với cafe take away và 50-100 m2 với cafe sân vườn. Ngoài ra bạn cũng cần quan tâm tới việc xe của khách sẽ để ở đâu khi vào quán. Mặt bằng có thể có ngay chỗ để xe hoặc gửi gần đó miễn phí với an ninh đảm bảo, điều này giúp khách hàng của bạn yên tâm hơn khi ngồi ở quán mà không sợ mất tài sản.
Khách hàng mà bạn hướng tới chính là yếu tố hàng đầu quyết định về ý tưởng của quán cafe và mặt bằng quán cafe. Phụ thuộc vào đó, mà bạn lựa chọn mặt bằng có thể gần trường học, trung tâm thương mại, công xưởng nhà máy hay những khu yên tĩnh với các quán cafe theo xu hướng cũ, hoài cổ. Ngoài ra, cũng cần phải chú ý xem ở chỗ mặt bằng thuê có lượng xe lưu thông như thế nào. Những quán cafe bình dân, take away thường đặt ở chỗ có nhiều người qua lại và ngược lại những quán cafe như cafe sách thì lại không quan trọng điều này bởi nó cần một sự yên bình, phù hợp mục tiêu phát triển quán.
4. Thiết kế không gian quán cafe
Bạn hoàn toàn có thể tự thiết kế không gian của quán để tiết kiệm chi phí. Tuy nhiên, việc tự thiết kế và bố trí không gian quán cafe không hề dễ dàng đối với những người không chuyên. Tuy nhiên, nếu như bạn không tự tin với việc này thì có thể thuê đơn vị chuyên setup quán cafe. Đa phần những đơn vị này đều có những chuyên môn bài bản, nắm vững kiến thức thì sẽ dễ dàng làm chủ bản vẽ thiết kế.
Nếu bạn làm quán cafe nhượng quyền, bạn được thụ hưởng danh tiếng có sẵn của thương hiệu và được chủ thương hiệu chia sẻ, chuyển giao công thức đồ uống của mình cho bạn.
Bất cứu chủ quán nào khi mở quán cũng nên đi học một khóa pha chế đồ uống. Việc này giúp bạn nắm được kỹ năng, công thức pha chế cafe và đồ uống nói chung cũng như giúp cho việc quản lý quán, kiểm soát nguồn nguyên vật liệu, nhân v iên cho quán bạn dễ dàng hơn
Ngoài ra, bạn có thể thuê bartender có chuyên môn để giúp bạn xây dựng menu có hương vị ngon miệng và độc đáo. Tuy nhiên, việc này tốn khá nhiều chi phí, thời gian nhưng hiệu quả thì không cần phải bàn cãi.
6. Lên danh sách trang thiết bị pha chế và nguyên liệu, dụng cụ
Khi mở quán cafe, việc lên danh sách thiết bị pha chế và dụng cụ cần thiết là vô cùng cần thiết, điều này sẽ giúp bạn kiểm soát và hạn chế được các khoản phát sinh không cần thiết.
Nhóm vật dụng pha chế bao gồm: Quầy pha chế ; Tủ bếp; Máy pha cafe; Máy xay cafe; Máy xay đá; máy xay sinh tố; máy ép hoa quả; máy dán miệng ly cốc; bình lắc pha chế; tủ lạnh ; tủ nướng; máy lọc nước; máy lọc nước; phin cafe;…
Nhóm vật dụng phục vụ bao gồm: Khay bưng đồ; Đĩa, ly, cốc; Menu; Giấy ăn;….
7. Mua sắm trang thiết bị nội thất cho quán cafe
Tùy vào phong cách quán cafe mà bạn lựa chọn nội thất quán cho phù hợp. Một quán cafe không thể thiếu các nội thất sau: tủ trưng bày, bàn ghế, hệ thống ánh sáng/âm thanh, điều hòa, lọ hoa, kệ sách, decor trang trí, …
8. Tuyển dụng nhân viên
Việc kinh doanh quán cafe có thuận lợi hay không phụ thuộc rất nhiều vào thái độ phục vụ của nhân viên. Nhân viên phục vụ quán cần tạo ấn tượng dễ chịu, luôn thái độ nhiệt tình, niềm nở.
Nhân viên pha chế cần phải có kĩ năng, kiến thức về các loại đồ uống, tay nghề cao, vị giác tốt, có óc thẩm mỹ và kinh nghiệm làm việc.
Nếu quán bạn thuê nhân viên bảo vệ thì cần những người khỏe mạnh, thật thà trung thực, nhiệt tình và thân thiện.
9. Chuẩn bị các giấy tờ, thủ tục mở quán cà phê
Để mở một quán cafe, bạn cần có giấy phép kinh doanh được cấp bởi cơ quan đăng kí kinh doanh; giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm; các loại thuế như thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế môn bài theo năm.
10. Các hoạt động marketing cho quán cafe
Quan tâm đến các hoạt động marketing sẽ giúp quán cafe của bạn tăng độ phủ sóng, thu hút sự chú ý của mọi người, với thị trường cạnh tranh gay gắt như hiện nay thì việc đầu tư cho marketing là vô cùng cần thiết. Có rất nhiều hình thức marketing ngày nay mà các bạn có thể lựa chọn như phát tờ rơi; quảng cáo trên facebook, google; sử dụng card visit và thẻ thành viên; Poster, Standee, bảng hiệu, băng rôn quảng cáo; thường xuyên khuyến mãi đồ uống; … Quan trọng hơn cả vẫn là cung cấp dịch vụ chất lượng tốt nhất.
Trên đây là kinh nghiệm mở quán cafe mà chúng tôi chia sẻ với các bạn. salekit.com hy vọng bạn có thể tìm được hướng đi thành công cho riêng mình !